Hướng dẫn chi tiết cách tăng cân cho người bệnh đái tháo đường

Giảm cân không chủ đích cũng có thể là một triệu chứng cảnh báo đái tháo đường

Làm sao phòng ngừa đái tháo đường nếu gia đình có người mắc bệnh?

Cảnh giác với tổn thương bàn chân ở người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường có thể dùng thuốc gì để điều trị vết loét?

Những lưu ý để “chung sống hòa bình” với bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường khó kiểm soát được cân nặng là do rối loạn hoạt động của insulin - một hormone được sản sinh bởi tuyến tụy. Theo đó, người bệnh đái tháo đường thường không thể sản xuất được, hoặc không thể sử dụng insulin hiệu quả để chuyển hóa đường huyết thành năng lượng (đề kháng insulin). Điều này có thể khiến cơ thể buộc phải đốt cháy lượng dự trữ mỡ và mô cơ để cung cấp năng lượng cho tế bào.

Nếu vẫn không thể kiểm soát lượng đường huyết, cơ thể sẽ phải tiếp tục đốt cháy chất béo dự trữ. Điều này có thể dẫn tới tình trạng giảm cân khó kiểm soát.

Để tăng cân một cách lành mạnh, người bệnh đái tháo đường nên chú ý thực hiện các lời khuyên sau:

Xác định cân nặng lý tưởng của bạn

Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ cân nặng hiện tại của mình, cũng như xác định bạn cần tăng bao nhiêu cân để đạt được cân nặng lý tưởng. Điều này sẽ giúp bạn đặt mục tiêu tăng cân cụ thể theo từng tuần, cũng như theo dõi tiến độ tăng cân an toàn và lành mạnh hơn.

Nhiều người bị sụt cân thường lo lắng và cho rằng như vậy không tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã sụt cân thì mức cân nặng hiện tại của bạn cũng có thể chưa được xếp vào loại gầy. Công thức xác định mức cân nặng dưới đây sẽ giúp bạn biết được như thế nào là mức cân nặng lý tưởng của bạn.

Xác định mức cân nặng phù hợp dựa vào BMI - chỉ số khối cơ thể:

BMI = Cân nặng (kg) : Chiều cao (m) : Chiều cao (m)

Ví dụ: Một người cao 1m55, cân nặng 53kg có chỉ số BMI là 53 : 1.55 : 1.55 = 22

Phân loại thể trạng theo chỉ số BMI, hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ):

Phân loại Giá trị BMI
Thiếu cân < 18,5
Bình thường 18,5 - 24,9
Thừa cân 25 - 39,9
Béo phì ≥ 30

Nên ăn 6 bữa nhỏ trong ngày, thay vì 3 bữa lớn

Cách tốt nhất để tăng cân cho người bệnh đái tháo đường là bạn cần tăng lượng tinh bột hoặc chất đạm tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, tăng tinh bột sẽ làm tăng đường huyết, do đó, bạn có thể ăn nhiều hơn bằng cách chia nhỏ nữa ăn trong ngày.

Để làm quen với thói quen ăn uống mới này, bạn nên chủ động lên kế hoạch trước cho các bữa ăn. Các bữa ăn nên có đủ các thực phẩm lành mạnh như thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây, các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh.

Gợi ý kế hoạch ăn mẫu cho người bệnh đái tháo đường trong 1 ngày:

- Bữa sáng: Bánh mì cùng trứng và chút pate, nhiều rau, dưa chuột, nộm hoặc cà chua. Bạn có thể thêm chút dầu olive để bổ sung chất béo lành mạnh.

- Ăn nhẹ: 1 - 2 miếng táo nhỏ.

- Bữa trưa: 1 bát cơm nhỏ, thịt kho trứng, cá hấp, su su luộc.

- Ăn nhẹ: Sữa cho người bệnh đái tháo đường (150ml, tương đương 1 cốc nhỏ).

- Bữa tối: 2/3 bát cơm nhỏ, mướp đắng/khổ qua nhồi thịt, trứng rán, dưa leo.

Lựa chọn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh

Ăn các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu olive, dầu hướng dương, dầu hạt cải, quả bơ, các loại hạt và quả hạch, các loại cá béo (như cá hồi, cá thu)… cũng có thể giúp bạn tăng cân một cách an toàn và lành mạnh hơn.

Bổ sung protein vào chế độ ăn uống thường ngày

 

Người bệnh đái tháo đường cần protein để duy trì khối lượng cơ. Tuy nhiên, để tăng cân lành mạnh, bạn nên trao đổi với bác sỹ về lượng protein mình cần cho phù hợp với chức năng thận, cũng như mục tiêu tăng cân của bạn. Các thực phẩm giàu protein tốt cho người bệnh đái tháo đường đang muốn tăng cân bao gồm: Cá, thịt gà, trứng, các loại đậu (đặc biệt là đậu nành).

Tự cân hàng tuần

Tự cân hàng tuần sẽ giúp bạn theo dõi tiến trình tăng cân của mình, từ đó giúp bạn sửa đổi thói quen ăn uống nếu cần.

Ổn định đường huyết bằng sản phẩm thảo dược

Đường huyết ổn định là yếu tố căn bản nhưng quan trọng nhất trong việc tăng cân ở người bệnh đái tháo đường.

Sụt cân là do rối loạn chuyển hóa ở người bệnh đái tháo đường. Các thảo dược như lá xoài, lá neem, quế chi, hoàng bá… khi kết hợp lại có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết rất hiệu quả.

Vi Bùi (Theo Healthline)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

glutex

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết