Người bệnh đái tháo đường uống C sủi được không?

Người bệnh đái tháo đường cần chú ý tới các sản phẩm bổ sung như C sủi

Thường xuyên bị hạ đường huyết dưới 4mmol/L cần làm gì?

Tiên lượng sống của người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối như thế nào?

Nóng rát đầu ngón chân có phải do bệnh đái tháo đường?

Quên tiêm insulin có sao không và phải xử trí thế nào?

Người bệnh đái tháo đường có uống được C sủi không?

Trên thực tế, việc bổ sung vitamin C có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường, từ giúp chống oxy hóa, giúp hạ huyết áp tới tăng cường hấp thu và dự trữ sắt.

Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C qua các sản phẩm C sủi có thể cần phải xem xét thêm. Theo đó, nhiều sản phẩm C sủi có thể chứa lượng muối khá cao (tới 1gr muối/viên). Bổ sung quá nhiều muối có thể ảnh hưởng xấu tới huyết áp, tim mạch và thận. Một số chất tạo ngọt trong sản phẩm cũng làm tăng đường huyết. Đây đều là những yếu tố có liên quan mật thiết đến bệnh đái tháo đường.

Do đó, nhiều chuyên gia lưu ý người bệnh đái tháo đường có thể uống C sủi, nhưng bạn nên tính toán tổng lượng muối nạp vào cơ thể để không vượt quá 6gr muối/ngày.

Lưu ý khi uống C sủi cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường không nên bổ sung quá nhiều vitamin C

Người bệnh đái tháo đường không nên bổ sung quá nhiều vitamin C

- Chú ý tới liều bổ sung: Người bệnh đái tháo đường không nên uống nhiều hơn 1 viên C sủi mỗi ngày vì điều này có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

Nên nhớ, bổ sung quá nhiều vitamin C cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực như gây ra các rối loạn tiêu hóa, đau đầu… Bổ sung vitamin C đường uống trên 2000mg mỗi ngày, kéo dài còn có nguy cơ gây sỏi thận.

 

- Người bệnh đái tháo đường nên uống C sủi khi bụng đói (tốt nhất là vào buổi sáng). Bạn có thể uống 30 phút trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn để cơ thể hấp thu tốt hơn, đồng thời dễ dàng đào thải lượng dư thừa qua nước tiểu.

Tránh uống C sủi vào buổi tối vì cơ thể không thể đào thải hết lượng vitamin C dư thừa. Điều này có thể khiến vitamin C tích tụ, lắng đọng tại thận và có thể dẫn tới hình thành sỏi thận.

- Ngoài C sủi, bạn có thể bổ sung vitamin C cho cơ thể theo một số cách khác an toàn hơn như uống vitamin C dạng viên (không chứa muối), ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C (như các loại trái cây họ cam quýt và các rau củ như ớt chuông, bông cải xanh).

- Tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá. Khi phối hợp với nhau, các thảo dược này có thể giúp hỗ trợ ổn định đường huyết tốt hơn, hạn chế việc kiêng khem quá mức, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh đái tháo đường.

Vi Bùi (Tổng hợp)

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết