Tiên lượng sống của người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối như thế nào?

Người bệnh đái tháo đường có thể làm gì để cải thiện cơ hội, chất lượng sống của mình?

Đường huyết 6,5mmol/L bỏ thuốc Tây được không?

Uống thuốc đái tháo đường bị mệt có dừng được không?

Lưu ý trong thực đơn cho người bệnh gout và đái tháo đường

6 cách giảm tình trạng đường huyết cao sau ăn

Với người bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là những người bệnh ở giai đoạn cuối thường hay lo lắng liệu bệnh sẽ ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ của họ. Trên thực tế, bệnh đái tháo đường rất phức tạp, có nhiều biến chứng và có thể ảnh hưởng tới mỗi người rất khác nhau. Do đó, khá khó để có thể nói được rõ ràng người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối sống được bao lâu.

Tuy nhiên, nếu đã được chẩn đoán bệnh từ sớm, cũng như vẫn luôn kiểm soát bệnh tốt, bạn có thể kỳ vọng vào tiên lượng sống tốt hơn. Ngoài ra, một số yếu tố như sự tiến triển của các triệu chứng, các biến chứng bạn gặp phải hay cách cơ thể phản ứng với các phương pháp điều trị cũng có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh đái tháo đường.

Vậy người bệnh đái tháo đường có thể sống được bao lâu?

Theo một nghiên cứu năm 2010 của các nhà khoa học Anh, họ ước tính bệnh đái tháo đường type 2 có thể làm giảm tuổi thọ của một người tới 10 năm, trong khi bệnh đái tháo đường type 1 có thể làm giảm tuổi thọ trung bình ít nhất 20 năm.

Một nghiên cứu năm 2012 của Canada chỉ ra rằng, với những người ở độ tuổi 55, bệnh đái tháo đường có thể làm giảm tuổi thọ trung bình là 6 năm với nữ giới; 5 năm với nam giới.

Một nghiên cứu khác được xuất bản năm 2008 trên tạp chí European Heart cho thấy ở độ tuổi 55, nam giới mắc đái tháo đường type 2 có thể sống thêm từ 13,2 - 21,1 năm nữa (so với 24,7 năm ở người bình thường cùng độ tuổi). Ở độ tuổi 75, nam giới mắc đái tháo đường type 2 chỉ có thể sống thêm từ 4,3 - 9,6 năm nữa (so với 10 năm ở người bình thường cùng độ tuổi).

Người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối nên duy trì lối sống lành mạnh, không stress

Người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối nên duy trì lối sống lành mạnh, không stress

Tiên lượng sống của người bệnh có thể phụ thuộc vào các yếu tố như lối sống, phương pháp điều trị, can thiệp y tế như thế nào. 

Làm thế nào để người bệnh đái tháo đường cải thiện tiên lượng sống khi bước vào các giai đoạn cuối?

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn các thực phẩm có chứa carbohydrate đơn giản (như nước trái cây, bánh kẹo) vì chúng có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến. Thay vào đó, hãy chuyển sang ăn các loại thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp hơn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.

Cố gắng duy trì thói quen vận động vừa với sức của mình

Người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối có thể không còn thực hiện được các bài tập nặng, cường độ cao. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cố gắng duy trì thói quen vận động vừa sức, có thể là các bài tập nhẹ nhàng như thái cực quyền, yoga, hoặc các động tác giãn cơ đơn giản.

Tuân theo kế hoạch điều trị của bác sỹ

Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ để có thể ổn định đường huyết tốt hơn. Bạn cũng nên chủ động đo đường huyết thường xuyên để đảm bảo mình đang kiểm soát bệnh tốt.

Cảnh giác với biến chứng đái tháo đường trên tim

Biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tử vong ở người bệnh đái tháo đường. Do đó, nếu người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối mắc kèm các biến chứng tim mạch như xơ vữa động mạch, bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ để kiểm soát biến chứng tốt hơn.

Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng

Người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, dẫn tới các vấn đề như cúm, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu. Với những người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối, tình trạng này có thể rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

 

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng ngay từ đầu bằng cách:

- Giữ vệ sinh cơ thể thật tốt.

- Tiêm vaccine định kỳ để bảo vệ mình khỏi nguy cơ bệnh tật.

- Thường xuyên kiểm tra bàn chân, chú ý tới cả những vết thương nhỏ nhưng lâu lành.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng, stress quá mức có thể kích thích giải phóng các hormone gây tăng đường huyết trong cơ thể, cản trở quá trình điều tiết insulin. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thử cách ngồi thiền, tập yoga… 

Bổ sung sản phẩm thảo dược

Bên cạnh những lưu ý trong chế độ ăn, kiểm soát đường huyết, các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng sẽ giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng và có một cuộc sống tốt hơn, dù bệnh đái tháo đường đã bước sang giai đoạn cuối.

Theo nghiên cứu, sự kết hợp của 4 thảo dược quý (câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn) đem đến tác động kép: Vừa hỗ trợ đường huyết ổn định, vừa có ưu điểm nổi bật trong bảo vệ mạch máu, hỗ trợ ngăn cản tiến triển của biến chứng trên tim, thận… và giúp cải thiện tê bì tay chân, mờ mắt, ngứa ngáy, tiểu nhiều… do đái tháo đường biến chứng.

Vi Bùi (Theo Medicalnewstoday)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

ho-tang-duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết