Người bệnh đái tháo đường type 2 nên và không nên ăn gì?

Người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại đậu

Hạt lanh có lợi cho người bệnh đái tháo đường thế nào?

Bị bệnh đái tháo đường, tê bì chân tay dùng Hộ Tạng Đường được không?

Quả óc chó giúp ngăn ngừa đái tháo đường type 2

Quả óc chó giúp ngăn ngừa đái tháo đường type 2

Nên ăn cơm gạo lứt, hạn chế ăn cơm gạo trắng

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu, do đó người bệnh đái tháo đường nên cẩn trọng. Theo chuyên gia dinh dưỡng Sandy Andrews tại California, Mỹ: “Các thực phẩm chế biến, thực phẩm chiên rán và thực phẩm được làm bằng bột mì trắng là những thực phẩm mà người bệnh đái tháo đường type 2 nên tránh”.

Nghiên cứu được thực hiện ở phụ nữ đang sinh sống tại Thượng Hải (nơi gạo trắng được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn) cho thấy những người bị  đái tháo đường type 2 ăn cơm từ gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn 21% so với những người khác cũng mắc bệnh.

Ăn nhiều gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Thay vì cơm gạo trắng, người bệnh đái tháo đường type 2 nên chọn các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt vì chúng có xu hướng phân hủy glucose chậm hơn rất nhiều. Việc chuyển đổi từ gạo lứt sang gạo trắng đã được chứng minh là giảm 16% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. 

Nên ăn trái cây, không nên uống nước ép trái cây

Trái cây không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin tuyệt vời cho cơ thể mà chúng còn là thực phẩm tuyệt vời cho những người thích ăn đồ ngọt. Táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, bơ… là những loại trái cây người bệnh đái tháo đường type 2 nên ăn.

Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên tránh uống nước ép trái cây. Điều này là do hàm lượng chất xơ trong trái cây đã bị loại bỏ khi ép lấy nước. Ví dụ, một quả cam có kích thước trung bình sẽ chứa 3 đến 4 gram chất xơ, trong khi đó khoảng 236ml nước ép chỉ chứa 1 gram chất xơ.

Người bệnh đái tháo đường type 2 nên ăn trái cây thay vì uống nước ép

Chất xơ giúp ngăn chặn quá trình tăng đột ngột lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa. Hơn nữa, nước ép trái cây mua trong cửa hàng có thể được cho thêm đường.

Nên ăn đậu, không nên ăn thịt đỏ, thịt chế biến

Thịt đỏ có chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể, nhưng nó cũng có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Điều này có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tăng mức cholesterol LDL. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng phát hiện chất béo bão hòa có liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Tiến sỹ Frank B. Hu - Giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard ở Boston (Mỹ) nói rằng: “Tiêu thụ thường xuyên thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2”.  

Thay vì thịt đỏ, người bệnh đái tháo đường type 2 nên ăn các loại đậu vì giá trị dinh dưỡng của chúng tương tự như thịt đỏ. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, một nửa cốc đậu có thể cung cấp lượng protein tương tự như 28,3 gram thịt đỏ mà không có chất béo bão hòa

Thanh Tú H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết