Chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, đặc biệt là mỡ lợn
Chất béo nào tốt nhất?
Chất béo và trái tim: Là "bạn" hay là "thù"?
Chất béo chuyển hóa trong thực phẩm sẽ bị cấm sử dụng
Chế độ ăn chất béo cho người bệnh tim mạch
Phản ứng viêm xảy ra để bảo vệ cơ thể khi có vi khuẩn xâm nhập vào. Các tế bào bạch cầu xuất hiện, nuốt hết những vi khuẩn này. Độc tính của vi khuẩn khiến bạch cầu chết (tạo mủ). Ổ viêm xuất hiện (mụn) là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Số lượng bạch cầu trong máu tăng lên có thể khiến ổ viêm nặng hơn
Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch hoạt động quá mức, hoặc vì một nguyên nhân nào đó khiến số lượng tế bào bạch cầu tăng nhanh trong máu, gây viêm quá nặng tổn thương cả các tế bào lành xunh quanh không đáng có.
Trong một nghiên cứu mới trên Tạp chí Cell (Tế bào), một trong những nguyên nhân khiến cơ thể “điều quân” bạch cầu nhiều hơn đến khu vực gây viêm là hàm lượng chất béo bão hóa trong máu quá cao.
“Những con chuột chúng tôi gây béo phì bằng thuốc để có nồng độ cao chất béo không bão hòa trong máu”, TS. Kevin Woollard – tác giả nghiên cứu cho biết. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa thực sự khiến cho phản ứng viêm xảy ra mạnh hơn so với những con chuột bình thường.
Cơ chế của tình trạng này là do sự di chuyển chất béo bão hòa vào cơ quan sản xuất bạch cầu đơn nhân khiến nó sản xuất ra các đại thực bào và các tế bào mô. Các tế bào mô hấp thụ chất béo bão hòa biến thành các tế bào bọt, kết hợp với đại thực bào sản xuất ra phân tử tín hiệu CCI4 “hút” các bạch cầu đơn nhân vào mô khiến viêm nặng hơn.
Nghiên cứu này cũng giải thích tại sao bệnh nhân tim mạch đặc biệt không nên ăn chất béo bão hòa để tránh các phản ứng viêm có thể gây đau tim. Ngoài ra, những người bị nổi mụn hoặc viêm trong cơ thể cũng không nên ăn quá nhiều chất béo bão hòa, bởi chúng sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn.
Bình luận của bạn