Người bị viêm lợi nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Một số thực phẩm giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa viêm lợi hiệu quả - Ảnh minh họa

Viêm lợi có thể lây?

Vì sao thường xuyên bị viêm lợi, chảy máu chân răng?

Bạn nên biết: 6 “thủ phạm” gây chảy máu chân răng

7 nguyên nhân khiến viêm loét đại tràng tái phát nhiều lần

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi là do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong răng.

Nhìn chung, những người bị viêm lợi thường có một số dấu hiệu như lợi sưng đỏ, rất dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng, chân răng lỏng, lợi thường bị ngứa hoặc bị đau kèm theo tình trạng hôi miệng. Qua các giai đoạn, bệnh cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Vậy, khi lợi bị viêm lợi bạn nên ăn những loại thực phẩm gì để bệnh không trở nên nghiêm trọng?

Thực phẩm giàu vitamin D

Vì sao vitamin D tốt cho viêm lợi?

Vitamin D giúp cơ thể hấp thu calci. Đây là một yếu tố quan trọng cho việc duy trì xương và răng chắc khỏe. Cung cấp đủ vitamin D giúp đảm bảo nướu khỏe và làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm lợi.

Theo các chuyên gia, nồng độ vitamin D trong máu nên nằm trong khoảng từ 50 đến 80 mg/mL. Cơ thể tạo ra vitamin D khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bạn cũng có thể bổ sung viatmin D từ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cá, trứng và sữa.

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp kháng khuẩn, tăng khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe răng miệng. Khi bị viêm lợi, bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn hàng ngày để làm giảm các triệu chứng khó chịu, giúp nhanh chóng đẩy lùi được tình trạng viêm lợi.

Nguồn thực phẩm giàu vitamin C đó là các loại trái cây như cam quýt, dưa hấu, dứa, dưa đỏ, kiwi, cà chua, dâu tây, việt quất, mâm xôi. Vitamin C cũng được tìm thấy trong các loại rau như bông cải xanh, bắp cải, khoai tây, củ cải, rau bina,…

Thực phẩm giàu Coenzyme Q10

Coenzyme Q10 (CoQ10) là một enzyme giống như một loại vitamin được tìm thấy trong ty thể của cơ thể. Vai trò của Coenzyme Q10 là giúp cho ty thể sản xuất adenosine triphosphate năng lượng (ATP), do đó, khi nồng độ Coenzyme Q10 bị suy giảm sẽ ảnh hưởng tới lượng ATP và gây ra một số triệu chứng như: Mệt mỏi, rối loạn thần kinh, đau cơ và suy yếu miễn dịch…

Hơn nữa, Coenzyme Q10 còn là một chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo duy nhất cơ thể người có thể tạo ra.

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra những người có nướu răng bị bệnh có xu hướng thiếu Coenzyme Q10, từ đó, cho thấy rằng chất chống oxy hóa này đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa viêm nướu.

Bạn có thể bổ sung Coenzyme Q10 thông qua một số loại thực phẩm như cá béo, ngũ cốc nguyên hạt, các loại nội tạng như gan.

Sữa chua

Sữa chua nổi tiếng là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó cũng đem lại những lợi ích thiết thực cho người bị viêm lợi. Thực phẩm này cung cấp nhiều lợi khuẩn lactobacillus acidophilus. Chúng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại ẩn chứa trong khoang miệng, ngăn chặn tình trạng lan rộng của vết loét ở lợi.

Lê Tuyết H+ ( Theo Nutrients News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt