Vật liệu polyethylene được dùng để làm khớp gối nhân tạo cho người cao tuổi
Người cao tuổi thay khớp gối có nên dùng TPCN Cốt Thoái Vương?
Khám và tư vấn miễn phí cho bệnh nhân phải phẫu thuật thay khớp bằng Robot
Thay khớp cho cụ bà gần 100 tuổi trong 40 phút
Phẫu thuật giảm cân giúp kỹ thuật thay khớp hiệu quả hơn
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc thay khớp gối nhân tạo cho những người bị hư hại khớp gối, thoái hóa khớp gối mang lại “khớp gối mới” không khác biệt nhiều so với khớp gối gốc. Khớp gối nhân tạo toàn phần gồm 3 phần: Phần lồi cầu đùi, phần mâm chày (làm bằng hợp kim kim loại) và mảnh chèn bằng nhựa polyethylene nằm giữa hai thành phần trên.
Mảnh chèn polyethene là khí cụ linh hoạt được gắn trên đỉnh của xương chảy, hỗ trợ đầu gối gánh đỡ trọng lượng cơ thể và và bảo vệ xương. Đồng thời, thiết kế polyethene linh động, có thể tùy chỉnh phù hợp với đường cong của xương đùi giúp phân chia đều trọng lượng cơ thể, làm giảm hao mòn và áp lực lên khớp gối nhân tạo. Kỹ thuật tiến bộ này giúp duy trì chức năng của dây chằng (ACL), tăng tuổi thọ khớp gối và cải thiện khả năng vận động.
Sau phẫu thuật thay thế khớp gối nhân tạo, người già cần đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để nới lỏng khí cụ phù hợp với tình trạng khớp gối. Khi người già co duỗi đầu gối, khớp gối có thể phát ra âm thanh nhẹ do sự điều chỉnh linh hoạt của các khí cụ, gân và dây chằng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cần theo dõi tình trạng khớp để phát hiên các biến chứng sau phẫu thuật. Nếu người già cảm thấy khó chịu ở khớp gối, sưng đau các khớp, khó khăn khi đi bộ thì cần liên hệ ngay với bác sỹ để thăm khám và điều trị sớm. Đặc biệt, những người mắc bệnh đái tháo đường cần cẩn trọng với nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Đau khớp gối mạn tính có thể làm mất khả năng vận động ở người già
Lời khuyên để người già “sống chung” với khớp gối nhân tạo
Bác sỹ Akhilesh Yadav đưa ra lời khuyên để người già thích nghi và sống khỏe với khớp gối nhân tạo sau khi phẫu thuật. Ban đầu, người cao tuổi có thể cảm thấy lạ lẫm với chiếc đầu gối nhân tạo. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, người già có thể làm quen và thích nghi với chúng.
Mục đích của phương pháp thay khớp gối toàn phần (TKR) là giảm đau, phục hồi chức năng của đầu gối theo cách xâm lấn tối thiểu và cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau khi phẫu thuật thay thế khớp gối, bệnh nhân cần thời gian để phục hồi và điều trị vật lý trị liệu để khớp gối nhân tạo có thể hoạt động tốt.
Bác sỹ Yadav cho biết thêm, người mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp có nguy cơ nhiễm trùng cao sau khi phẫu thuật thay khớp khối. Vì vậy, họ cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kiểm soát lượng đường trong máu để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, sau khi phẫu thuật thay thế khớp gối nhân tạo, người cao tuổi cần chú ý:
- Hoạt động thể chất nhẹ và tập thể dục thường xuyên.
- Chế độ ăn uống lành mạnh để tránh viêm (đặc biệt là người mắc các chứng rối loạn tự miễn).
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể để làm giảm áp lực lên đầu gối nhân tạo.
- Tránh ngồi bắt chéo chân ngay sau khi phẫu thuật.
- Người già cần nghỉ ngơi và hạn chế đi lại trong vài tháng đầu sau khi thay khớp gối để làm giảm hao mòn xương, cho phép đầu gối nhân tạo thích nghi và khớp với độ cong của xương.
Đi bộ, tập dưỡng sinh là bài tập phù hợp cho người già sau phẫu thuật khớp gối
Bác sỹ Yadav cảnh báo: Việc tăng trọng lượng cơ thể có thể tạo ra áp lực lên đầu gối nhân tạo, tác động đến các khớp mới. Để kéo dài tuổi thọ của đầu gối nhân tạo, việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và chỉ số khối cơ thể (BMI) là điều cần thiết. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và lối sống ít vận động có thể dẫn đến tăng cân. Vì vậy, hãy thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì chỉ số BMI và kết hợp với các bài tập nhẹ theo khuyến cáo của bác sỹ.
Bài tập nhẹ sau phẫu thuật thay thế khớp gối
Dưới đây là lời khuyên của bác sỹ Yadav để người già có một cuộc sống thoải mái, vui vẻ sau khi phẫu thuật thay thế khớp gối:
- Người già phải tập tập thể dục thường xuyên theo khuyến cáo của bác sỹ. Các bài tập nhẹ cho người cao tuổi thường là đi bộ nhanh, tập dưỡng sinh.
- Duy trì tập thể dục ngay cả khi khớp gối nhân tạo đã phục hồi trong thời gian dài.
- Sau 2 tháng phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có thể đi bộ được 1 - 1,5 km. Để giảm nguy cơ thay khớp gối lần 2, hãy tăng tốc độ đi bộ sau một vài tháng phẫu thuật để tăng cường sức khỏe, duy trì thể lực.
Bình luận của bạn