Bị chảy máu trước kỳ kinh nguyệt có sao không?

Tình trạng ra máu trước kỳ kinh có nguy hiểm không?

Sức khoẻ đường ruột ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

"Điểm mặt" nguyên nhân khiến kỳ kinh ngắn lại

Tại sao lượng kinh nguyệt không đều giữa các tháng?

Bị chướng bụng đầy hơi ngày "đèn đỏ" phải làm sao?

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày trước của chu kỳ kinh tiếp theo ở nữ giới. Trong độ tuổi từ khoảng 12-52, một phụ nữ sẽ có khoảng 480 kỳ kinh nguyệt, hoặc ít hơn nếu mang thai. Theo Dịch vụ Dịch vụ Y tế Quốc gia chính phủ Anh (NHS), độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ là khác nhau, nhưng trung bình là 28 ngày sẽ có kinh một lần. Chu kỳ đều đặn dài hơn hoặc ngắn hơn mức này, chẳng hạn từ 23-35 ngày là bình thường.

Nguyên nhân chảy máu trước ngày hành kinh

Theo bác sĩ, chuyên gia tư vấn cấp cao về sản phụ khoa - Smita Satpathy, làm việc tại CARE Hospitals, Ấn Độ, ra máu trước ngày hành kinh có thể do nhiều nguyên nhân, cần xem xét trường hợp từng cá nhân và tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa khi bạn lo lắng về hiện tượng chảy máu bất thường. Một số nguyên nhân có thể gây chảy máu trước kỳ kinh gồm:

Dấu hiệu có thai

Khi trứng được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung có thể gây ra máu lốm đốm hoặc chảy máu nhẹ. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 6-12 ngày sau khi trứng rụng, có thể trước kỳ kinh tiếp theo.

Mất cân bằng nội tiết tố

Sự dao động của nồng đội hormone như estrogen và progesterone có thể dẫn đến chảy máu bất thường. Các vấn đề như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc rối loạn tuyến giáp có thể góp phần gây mất cân bằng nội tiết tố.

Kiểm soát sinh sản

Dùng thuốc tránh thai có thể gây ra máu trước ngày hành kinh

Dùng thuốc tránh thai có thể gây ra máu trước ngày hành kinh

Nếu bạn đang sử dụng các phương pháp kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai hoặc vòng tránh thai, có thể có hiện tượng ra đốm máu hoặc chảy máu đột ngột.

Căng thẳng

Căng thẳng ảnh hưởng đến nồng độ hormone và dẫn đến các bất thường của cơ thể. Mức độ căng thẳng cao có nguy cơ làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và gây hiện tượng ra máu hoặc chảy máu trước kỳ kinh.

Bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI)

Đây là các bệnh nhiễm trùng có thể lây qua quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục với bạn tình bị nhiễm bệnh. Trong đó, các bệnh như nhiễm khuẩn chlamydia hoặc lậu có thể gây chảy máu giữa các kỳ kinh.

Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng này xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung (nội mạc tử cung) phát triển bên ngoài tử cung, có thể gây chảy máu nhiều, gây đau và kinh nguyệt không đều.

Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp dẫn đến mãn kinh - cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Tiền mãn kinh thường bắt đầu khi phụ nữ từ 40 tuổi (hoặc sớm hơn hay muộn hơn) và có thể kéo dài vài năm. Khi đến gần giai đoạn mãn kinh, nồng độ hormone trở nên thất thường, gây chảy máu bất thường.

Rối loạn tuyến giáp

Các vấn đề về tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp đều có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây chảy máu bất thường.

Cần làm gì khi chảy máu trước ngày kinh?

Dưới đây là một số bước cần thực hiện nếu bạn bị ra máu bất thường trước kỳ kinh nguyệt:

- Ghi lại thời điểm bị chảy máu, các triệu chứng đi kèm (nếu có) như đau, mệt mỏi hoặc thay đổi lượng kinh nguyệt.

- Xem lại thuốc đang sử dụng. Vì một số thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc thuốc làm loãng máu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây chảy máu bất thường.

- Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như chánh niệm, yoga hoặc các bài tập thở sâu giúp kiểm soát căng thẳng.

- Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc.

- Chú ý, chảy máu trước kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số nguy cơ sức khỏe như lạc nội mạc tử cung, u xơ, PCOS, rối loạn tuyến giáp. Nếu hiện tượng ra máu dai dẳng hoặc nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa