"Điểm mặt" nguyên nhân khiến kỳ kinh ngắn lại

Chị em nên lưu ý nếu kinh nguyệt của mình ra ít hơn bình thường

Tại sao lượng kinh nguyệt không đều giữa các tháng?

Đẩy lùi nỗi lo rối loạn kinh nguyệt

Bị chướng bụng đầy hơi ngày "đèn đỏ" phải làm sao?

Cách tập thể dục khi "đến tháng"

Stress

Stress và căng thẳng kéo dài có thể trở thành vấn đề mạn tính, xáo trộn nhiều khía cạnh cuộc sống của bạn, trong đó có sức khỏe sinh sản. Theo các chuyên gia, stress làm tăng hàm lượng hormone cortisol, dẫn đến mất cân bằng nội tiết. Hậu quả là số ngày hành kinh có thể giảm đi rõ rệt.

Do tuổi tác

Khi bước sang độ tuổi 40, đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ dần ngắn lại. Lượng máu cũng giảm đi rõ rệt so với độ tuổi 20-30. Nếu gặp phải các dấu hiệu như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ… chị em nên chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn mãn kinh.

Kinh nguyệt thường trở nên ít hơn và không đều hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh

Kinh nguyệt thường trở nên ít hơn và không đều hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh

Ngoài ra, trong quá trình cho con bú, một số chị em cũng nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn trước khi có thai. Bạn không nên quá lo lắng, vì phải mất khoảng 3-6 tháng để chu kỳ trở về bình thường.

Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng trước khi chị em bước vào độ tuổi mãn kinh. Khoảng 1% phụ nữ có thể bị suy buồng trứng sớm, với những biểu hiện như kinh nguyệt không đều và ít, thậm chí không có kinh.

Cân nặng tăng giảm bất thường

Việc chị em tăng cân hay giảm cân đột ngột đều có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, làm số ngày "đèn đỏ" ngắn lại. Nguyên nhân là khi cân nặng thay đổi, lượng hormone estrogen được tiết ra cũng dao động.

Hiện tượng này dễ gặp nhất ở chị em tập thể dục ở cường độ cao. Thậm chí ở những vận động viên chuyên nghiệp, phải huấn luyện liên tục, kỳ kinh có thể không xuất hiện.

Tác dụng phụ của thuốc và các biện pháp tránh thai

Chị em mới dùng biện pháp tránh thai hormone có thể nhận thấy thời gian hành kinh ngắn hơn và ra ít máu hơn

Chị em mới dùng biện pháp tránh thai hormone có thể nhận thấy thời gian hành kinh ngắn hơn và ra ít máu hơn

Các biện pháp điều trị như dùng thuốc streroid, hóa trị… hay dùng thuốc tránh thai đều có thể ảnh hưởng tới nồng độ hormone trong cơ thể, làm kỳ kinh của chị em ngắn đi. Tuy nhiên, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường nếu bạn ngừng dùng thuốc.

Các sản phẩm tránh thai sử dụng hormone như vòng tránh thai progestin cũng có thể làm kỳ kinh diễn ra nhẹ nhàng hơn (cả về số ngày lẫn lượng máu kinh).

Một số bệnh lý

- Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là một dạng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây nhiều tác động lên buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, kinh nguyệt không đều. Người có thể ra máu kinh quá nhiều, người lại quá ít và kinh thưa.

- Rối loạn tuyến giáp: Hormone tuyến giáp có ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể. Vì lý do đó, bệnh lý tuyến giáp (cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto…) đều gián tiếp ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em.  

- Vết sẹo tử cung do các thủ thuật điều trị, do lạc nội mạc tử cung hay bệnh lây qua đường tình dục (nhiễm chlamydia) cũng có thể góp phần làm ngắn kỳ kinh của chị em.

Khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt ngắn đi đột ngột, chị em nên tiếp tục theo dõi sức khỏe sát sao, sinh hoạt lành mạnh kết hợp giải tỏa stress. Nếu phát hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác, hãy nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ thăm khám, tìm ra nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

 
Quỳnh Trang (Theo Byrdie)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa