- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Nguyên nhân nào gây gây mù lòa?
Hàng nghìn người mù lòa vì thói quen nguy hiểm này
Bị thoái hóa điểm vàng vì nguyên nhân không ngờ này
Dễ mù lòa vì ánh sáng xanh từ các màn hình thiết bị điện tử
Mất thị giác do tắc tĩnh mạch võng mạc
Giới tính nữ
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng mù lòa cũng “phân biệt giới tính”. Assumpta Madu - bác sỹ nhãn khoa tới từ Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York (Mỹ) cho biết: “Có tới 2/3 người bị mù là phụ nữ. Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị suy giảm thị lực và mù lòa hơn nam giới”.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu từ Đại học Illinois (Chicago, Mỹ), phụ nữ có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp (glaucoma) - bệnh về mắt có thể gây ra chứng mù lòa. Một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2016 bởi Học viện Mắt Hoa Kỳ cũng cho hay, phụ nữ sử dùng thuốc tránh thai trên 3 năm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Một số chuyên gia cho rằng, phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh về mắt vì thói quen chuốt mascara, dán mi giả, đeo kính áp tròng khi ngủ.
Mãn kinh sớm
Thật không may, mãn kinh sớm không chỉ khiến phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ, gặp nhiều triệu chứng khó chịu cho cơ thể (bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, biến đổi tâm trạng, trầm cảm…) mà còn ảnh hưởng tới thị giác. Những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước 45 tuổi thường có xu hướng mắc bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù lòa.
“Phụ nữ mãn kinh sớm sẽ làm tăng thêm 2,5 lần nguy cơ mắc tăng nhãn áp”, BS. Assumpta Madu nói.
Hút thuốc lá
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người hút thuốc lá có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh lên gấp 2 - 3 lần so với những người không hút thuốc. Cả thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể đều là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu.
Ánh sáng mặt trời
Tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời có thể gây ra một số bệnh lý tại mắt, trên phần bề mặt nhãn cầu như giác mạc, gây đục thể thủy tinh… thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư mắt. Trong nhiều trường hợp, khi nhìn thẳng vào ánh sáng mặt trời, các tia sáng mặt trời gần giống như chiếu laser vào võng mạc của bạn và gây ra những vết sẹo trên đó.
Chính vì vậy, hãy bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời bằng cách: Đeo kính râm có thể loại trừ tia UVA; Chọn kính mắt có tròng lớn để tăng độ che chắn ánh sáng. Cùng với đó, bạn nên đội mũ rộng vành để bảo vệ thêm cho mắt.
Phản ứng phụ do uống thuốc
Nhiều loại thuốc điều trị bệnh có phản ứng phụ là giảm thị lực ở mắt.
Một số thuốc có thể gây hại cho mắt như: Thuốc Vigabatrin (một loại thuốc chống động kinh phổ biến) có thể khiến mắt bị yếu đi, nhìn không rõ; Thuốc kháng histamine, các thuốc tránh thai đường uống, một số loại thuốc an thần, thuốc uống chống đái tháo đường, thuốc chống trầm cảm… có thể gây đục thủy tinh thể; Các thuốc chống sốt rét (Chloroquine, Quinacrine) có thể gây tổn thương giác mạc; Các thuốc Propranolol, thuốc chữa loãng xương được ghi nhận có thể gây mờ mắt, khô mắt và giảm tiết nước mắt; Thuốc Plaquenil điều trị thấp khớp có thể gây những tác hại bất biến cho võng mạc; Một loạt các thuốc chống viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen nếu dùng kéo dài có thể gây xuất hyết võng mạc...
Biết Tuốt H+
Để phòng ngừa các bệnh về mắt, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế, dược sỹ để sử dụng thực phẩm chức năng giúp tăng cường thị lực.
Gợi ý thực phẩm chức năng Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt và các bệnh về mắt khác...
Bình luận của bạn