Sụp mi mắt ở người già không trị dễ mù lòa

Khi phát hiện bị sụp mi cần đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị

Bé bị sụp mi bẩm sinh, nên mổ lúc nào?

Các bệnh về mắt hay ghé thăm người già

Hãy hạnh phúc vì bạn không bị 5 căn bệnh về mắt này

Mù lòa vì bỏ qua triệu chứng bất thường của mắt

Nguyên nhân khiến người già bị sụp mi mắt

Theo thời gian, cơ thể của chúng ta dần bị lão hóa và dấu hiệu nhận biết rõ nhất đó chính là làn da. Sụp mi mắt ở người già là biều hiện của quá trình lão hóa, da mất đi tính đàn hồi, do giảm trương lực cơ của mi mắt. Sụp mi mắt ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, làm giảm tầm nhìn của mắt. Sụp mi có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. 

Sụp mi mắt ở người già là biều hiện của quá trình lão hóa

Biểu hiện dễ thấy của tình trạng sụp mi mắt ở người già: 

- Mi trên xuất hiện nhiều nếp nhăn và bị chùng xuống gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mắt;

- Da mi trễ xuống qua cả bờ mi, che phủ cả đồng tử gây cản trở tầm nhìn;

- Mở mắt khó khăn, nhiều khi phải nhăn hoặc ngẩng cao đầu mới có thể nhìn được;

- Các dấu hiệu trên thường rõ rệt vào buổi sáng, có nhiều trường hợp bệnh nhân phải dùng ngón tay để nâng da hay mi trên mới nhìn thấy được. 

Sụp mi khiến người già nhìn kém

Sụp mí mắt không đơn thuần là mất thẩm mỹ

Nhiều người già có tâm lý chủ quan, cho rằng sụp mi chỉ ảnh hưởng về ngoại hình mà xem thường tình trạng sụp mi theo góc độ bệnh lý. Thực tế, sụp mi gây nhiều nguy hại như:

- Giảm thị lực nếu để sụp mi: Khi người cao tuổi bị sụp mi nặng, da mắt bị chùng xuống sẽ che bớt tầm nhìn của con ngươi. Khi bị sụp mi nhẹ (bờ mi trên sa xuống nhưng chỉ che một phần đồng tử) người già cảm thấy khó nhìn, mỏi mắt. Ngược lại khi sụp mi nặng (mi trên che hoàn toàn đồng tử) thì người bệnh bị cản trở tầm nhìn hoặc không nhìn thấy gì.

- Gây chóng mặt, đau đầu, mỏi vùng cơ mắt: Khi sụp mí, để quan sát rõ, mắt và chân mày luôn trong tình trạng cố gắng vận động hướng lên trên như 1 phản ứng bình thường. Sự vận động liên tục của cơ nâng mi và cơ nâng chân mày dẫn đến tình trạng sụp mi càng nhanh, các cơ này nhanh mỏi và khiến đầu đau, chóng mặt.

Sụp mi khiến người già bị đau đầu, chóng mặt

Điều trị sụp mi thế nào?

Theo bác sỹ Hoàng Cương – Bệnh viện Mắt Trung ương: “Sụp mi ở người lớn tuổi cần điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, có cần phẫu thuật hay không còn tùy thuộc vào mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu sụp mi vừa phải thì chỉ cần cắt bỏ phần da mi trên dư thừa. Nếu sụp mi nhiều, ngoài việc cắt bỏ da mi thừa, bác sỹ còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi”. 

Mặc dù liệu pháp phẫu thuật tương đối đơn giản, những cũng xảy ra một vài biến chứng gây khó chịu như lộn mi trên do cắt da quá nhiều, gặp khó khăn khi nhắm mắt do điều chỉnh cơ quá mức, nếp mi trên không được tạo ra đúng vị tríDo vậy, khi phát hiện bị sụp mi cần đến cơ sở chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để được các bác sỹ khám và tư vấn điều trị.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già