- Chuyên đề:
- Suy tim
Suy tim có thể tiến triển xấu theo thời gian nếu không được điều trị, chăm sóc phù hợp
“Điểm danh” các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim hiện nay
Tổng quan về bệnh tim thiếu máu cục bộ: Triệu chứng, điều trị thế nào?
Suy tim do tăng huyết áp: Triệu chứng cảnh báo và cách phòng ngừa
Thói quen uống đủ nước có thể giúp phòng ngừa suy tim?
Suy tim là bệnh mạn tính xảy ra khi trái tim suy yếu, không thể thực hiện được chức năng bơm máu như bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này có thể dẫn tới tình trạng máu bị dồn ứ lại trong các buồng tim, tạo áp lực lên phổi và gây ra triệu chứng khó thở.
Theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch New York (Mỹ), suy tim có thể được chia ra thành 4 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 và 2 được coi là các giai đoạn tiền suy tim. Giai đoạn 3 bao gồm những người đã bắt đầu có biểu hiện triệu chứng. Giai đoạn 4 là những người bệnh suy tim đã có triệu chứng tiến triển nặng.
Hiện vẫn chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn bệnh suy tim, do đó, cách tốt nhất để đối phó với căn bệnh này là chủ động phòng ngừa suy tim ngay từ đầu. Biết rõ các nguyên nhân gây suy tim có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh.
Suy tim có thể xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn tới căn bệnh mạn tính nguy hiểm này:
Người trên 65 tuổi có nguy cơ bị suy tim cao hơn
- Tuổi tác: Nguy cơ suy tim sẽ tăng lên theo tuổi tác, đặc biệt tăng cao ở những người trên 65 tuổi.
- Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ cao bị suy tim nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh.
- Lối sống: Người có lối sống lười vận động, thói quen ăn uống kém lành mạnh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị suy tim cao hơn nữ giới.
- Mắc đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, suy tim.
- Thừa cân, béo phì.
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp khiến cơ tim phải làm việc vất vả hơn, về lâu dài có thể khiến cơ tim suy yếu.
- Rối loạn nhịp tim: Làm tăng áp lực lên trái tim.
- Dị tật tim bẩm sinh: Thường là các tình trạng ảnh hưởng tới van tim, khiến trái tim không thể hoạt động bình thường.
- Bệnh động mạch vành: Căn bệnh này xảy ra khi có mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch, làm giảm lưu lượng máu tới tim và khiến cơ tim dần suy yếu.
- Tổn thương cơ tim: Có thể xảy ra do một số bệnh, hoặc do uống nhiều rượu bia, dùng chất kích thích.
- Đau tim: Có thể để lại mô sẹo trong tim, dẫn tới rối loạn nhịp tim như rung thất, gây ngừng tim đột ngột.
Suy tim là căn bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian. Nếu không được kiểm soát, suy tim có thể gây ra các tổn thương lâu dài cho các cơ quan khác trong cơ thể:
- Tổn thương hoặc suy thận: Suy tim có thể làm giảm lưu lượng máu tới thận, về lâu dài có thể dẫn tới suy thận và khiến người bệnh phải chạy thận.
- Tổn thương gan: Suy tim cũng có thể dẫn tới hình thành sẹo trong gan, gây xơ gan.
- Tăng áp lực phổi và dẫn tới phổi tắc nghẽn mạn tính, khiến người bệnh thấy khó thở.
- Tích tụ chất lỏng, giữ nước tại các chi dưới, ở bụng.
Thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn có thể là những cách đơn giản nhất bạn nên thực hiện ngay từ bây giờ để phòng ngừa suy tim, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (trong trường hợp bạn đã không may mắc bệnh).
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.
Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn