Suy tim do tăng huyết áp: Triệu chứng cảnh báo và cách phòng ngừa

Thực tế cho thấy suy tim do tăng huyết áp có thể chiếm tới 90% trường hợp

Suy tim mất bù cấp: Triệu chứng cảnh báo suy tim trở nặng

Nguyên nhân khiến trái tim suy yếu và cách phòng ngừa suy tim

Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu, làm thế nào kéo dài tuổi thọ?

Bóng tim to là gì, có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim?

Tại sao tăng huyết áp có thể dẫn tới suy tim?

Ở người bị tăng huyết áp, áp lực của máu lên thành động mạch lớn hơn, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể thắng được sức cản trong lòng mạch. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu lưu thông máu trong cơ thể, cơ tim phải phát triển dày lên, cấu trúc tim cũng bị thay đổi.

Những thay đổi này thường xuất hiện trong buồng bơm máu chính của tim trái, gây nên dày thất trái, hở van 2 lá. Lúc này, người bệnh có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau tức, khó chịu bên ngực trái, nặng vùng ngực hoặc mệt mỏi khi hoạt động gắng sức.

Ngoài ra, khi cấu trúc trái tim thay đổi, thành mạch dày lên kéo theo sự giảm tính đàn hồi của thành mạch máu, tăng nguy cơ tích tụ các mảng bám cholesterol trên động mạch vành.

Tất cả các yếu tố trên đều có thể gây rối loạn chức năng tim, rối loạn hệ thống điện tim, về lâu dài có thể gây ra các cơn đau tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và cuối cùng là dẫn tới suy tim.

Triệu chứng cảnh báo suy tim do tăng huyết áp

Thông thường, trong giai đoạn đầu, người bệnh suy tim do tăng huyết áp ít khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Dù vậy, người bệnh tăng huyết áp vẫn nên chú ý tới các triệu chứng cảnh báo suy tim dưới đây:

Khó thở

Người bệnh suy tim sẽ thường thấy khó thở khi vận động, thậm chí khó thở trong khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi (trong trường hợp suy tim nghiêm trọng hơn) do chất lỏng tích tụ trong phổi. Triệu chứng này cũng là nguyên nhân khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, hay thấy mệt mỏi, uể oải.

Mệt mỏi

Triệu chứng này thường xảy ra do tăng huyết áp kéo dài, khiến chức năng tim suy giảm và dần không bơm máu hiệu quả. Do đó, các tế bào, cơ quan trong cơ thể không nhận được đủ máu giàu oxy và năng lượng để hoạt động, từ đó gây ra cảm giác mệt mỏi mạn tính.

Người bệnh suy tim do tăng huyết áp sẽ hay thấy mệt mỏi, uể oải

Người bệnh suy tim do tăng huyết áp có thể thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày, đặc biệt rõ rệt hơn khi người bệnh phải vận động nhiều (như leo cầu thang, đi bộ trong khoảng thời gian dài).

Sưng, phù mắt cá chân, bàn chân

Do lưu thông máu kém, người bệnh suy tim cũng sẽ gặp khó khăn trong việc lưu thông máu từ các chi dưới trở về tim. Điều này khiến chất lỏng có xu hướng tích tụ nhiều hơn ở nửa thân dưới, gây ra tình trạng sưng, phù mắt cá chân, bàn chân, đùi hoặc bụng.

Ho dai dẳng

Khi suy tim tiến triển sang các giai đoạn muộn hơn, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng ho kéo dài, ho ra chất nhầy trắng hoặc hồng. Nguyên nhân là do tim suy yếu nên khả năng tống đẩy máu bị giảm, khiến máu ứ trệ tại phổi.

Làm sao ngăn ngừa suy tim ở người bệnh tăng huyết áp?

Để ngăn tăng huyết áp tiến triển thành bệnh suy tim, người bệnh nên chủ động thực hiện một số thay đổi sau để kiểm soát huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch:

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim

Đây được cho là giải pháp ngăn ngừa suy tim hữu hiệu, được nhiều người bệnh tăng huyết áp áp dụng. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada) năm 2014, sử dụng thuốc điều trị nền kết hợp sản phẩm hỗ trợ tim mạch giúp tăng cường chức năng tim sẽ cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng khó thở, đau ngực, mệt mỏi… và ổn định huyết áp, ngăn ngừa suy tim tiến triển, giảm tần suất nhập viện ở người bệnh.

Hạn chế muối trong chế độ ăn thường ngày

Ăn nhiều muối có thể gây tích nước trong cơ thể, khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh tăng huyết áp nên tập ăn nhạt hơn, tránh dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp… nhiều muối.

Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi

Rau củ, trái cây tươi có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết, giúp củng cố thành động mạch và tăng cường sức khỏe trái tim, ổn định huyết áp.

Giảm và duy trì cân nặng ổn định

Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị biến chứng tim mạch (trong đó có suy tim) do tăng huyết áp cao hơn. Do đó, bạn nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống, kết hợp tập thể dục đều đặn để giảm và duy trì cân nặng ổn định.

Hạn chế rượu, bia

Uống quá nhiều rượu, bia, cụ thể là quá 330ml bia, hoặc 140ml rượu vang, hoặc 40ml rượu/tuần có thể khiến huyết áp tăng cao hơn, làm tăng gánh nặng lên trái tim.

Tập thể dục đều đặn

Người bệnh tăng huyết áp nên cố gắng tập các bài tập tốt cho tim như đi bộ, chạy bộ, bơi lội… từ 30 - 60 phút/ngày.

Tin rằng, khi có được liệu pháp phòng ngừa như trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt huyết áp và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là suy tim.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang -  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch