Nguyên nhân mệt mỏi kéo dài có thể do suy giáp hoặc thiếu máu và nhiều hơn thế nữa
hiếu máu: Các tế bào máu đỏ có chứa hemoglobin, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Khi số lượng các tế bào máu đỏ sụt giảm hoặc không có đủ hemoglobin gây thiếu oxy và mệt mỏi.
Thiếu ngủ, mất ngủ: Người trưởng thành cần ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Khi thiếu ngủ, bạn không chỉ cảm thấy mệt mỏi mà còn dễ bị mất tập trung, chóng mặt...
Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Dù tổng số giờ ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu bạn bị ngủ ngáy (biểu hiện thường gặp của hội chứng ngưng thở khi ngủ) thì vẫn có thể mệt mỏi, chóng mặt mỗi khi thức dậy.
Trầm cảm: Mệt mỏi cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất của chứng trầm cảm, đặc biệt là mệt mỏi kéo dài tới hơn 2 tuần mà không phải do ốm bệnh.
Đái tháo đường: Khi bị đái tháo đường dẫn tới mất cân bằng đường huyết, tế bào không thể hấp thụ được glucose, do đó sẽ không có năng lượng để hoạt động. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.
Hội chứng di chuyển chân có chu kỳ trong giấc ngủ (PLMS): PLMS đặc trưng bởi các cử động giật chân không tự chủ trong khi ngủ làm bệnh nhân thức tỉnh lặp đi lặp lại. Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ bị mệt mỏi, khó tập trung, suy giảm trí nhớ...
Suy giáp: Tuyến giáp sản xuất ra 1 loại hormone đặc biệt điều tiết việc sử dụng năng lượng của cơ thể. Suy giáp khiến tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone này sẽ đem lại cảm giác mệt mỏi và nhiều triệu chứng khác.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính: Tình trạng người bệnh cảm thấy uể oải, mỏi mệt và không hề được cải thiện tốt hơn mặc dù bệnh nhân đã được nghỉ ngơi. Sự mệt mỏi này kéo dài ít nhất 6 tháng.