- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Có nhiều nguyên nhân gây ảo giác nhưng thường do tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson
Bị Parkinson sau tai biến: Vợ tôi vẫn có thể hồi phục tốt
Run tay mỗi khi cáu gắt, xúc động có phải Parkinson không?
Người bệnh Parkinson cần cẩn thận nguy cơ suy dinh dưỡng, trầm cảm
Tôi đã vượt qua được run tay, nói lắp… sau tai biến mạch máu não
Mối quan hệ giữa ảo giác và bệnh Parkinson
Thông thường, tình trạng ảo giác sẽ trở nên phổ biến hơn trong các giai đoạn sau của bệnh Parkinson. Nhiều nhà khoa học ước tính điều này có thể ảnh hưởng tới khoảng 50% người bệnh Parkinson. Họ có thể gặp các dạng ảo giác liên quan tới các giác quan trong cơ thể, ví dụ như:
- Thị giác: Đây là dạng ảo giác thường gặp nhất ở người bệnh Parkinson. Theo đó, người bệnh thường “nhìn thấy” các loài động vật hoặc ai đó ở xung quanh.
- Thính giác: Người bệnh nghe thấy giọng nói hoặc các âm thanh không có thật.
- Khứu giác: Ngửi thấy mùi lạ.
- Xúc giác: Người bệnh có thể tưởng tượng ra cảm giác có con gì đó đang bò trên da.
- Vị giác: Cảm thấy vị đắng hoặc các vị lạ trong miệng.
Nguyên nhân gây ảo giác ở người bệnh Parkinson
Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Ảo giác ở người bệnh Parkinson thường xảy ra do tác dụng phụ của thuốc
Người bệnh Parkinson thường phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm cả thuốc điều trị bệnh Parkinson và thuốc điều trị các bệnh khác (liên quan tới tuổi già). Các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó nổi bật nhất là làm tăng quá mức nồng độ dopamine (chất dẫn truyền thần kinh) trong não bộ. Điều này có thể dẫn tới ảo giác và rối loạn cảm xúc ở người bệnh Parkinson.
Các loại thuốc có thể góp phần gây ảo giác ở người bệnh Parkinson bao gồm: Thuốc đồng vận dopamine, thuốc carbidopa/levodopa (Sinemet), thuốc ức chế MAO-B, thuốc ức chế COMT, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc steroid, thuốc an thần, thuốc chống động kinh…
Sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ có thể gây ra những thay đổi hóa học và vật lý trong não, từ đó góp phần gây ra ảo giác ở người Parkinson. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở người bị sa sút trí tuệ thể Lewy (người bệnh có các khối protein alpha-synuclein bất thường trong não).
Sa sút trí tuệ cũng có thể góp phần gây ảo giác ở người bệnh Parkinson
Sự hình thành các khối protein này có thể ảnh hưởng tới các vùng não kiếm soát hành vi, nhận thức, khả năng chuyển động, từ đó gây ra ảo giác.
Mê sảng
Cơn mê sảng có thể xảy ra khi người Parkinson gặp phải những thay đổi trong khả năng nhận thức, tập trung. Người bệnh Parkinson thường rất nhạy cảm với những thay đổi này, ví dụ như thay đổi môi trường xung quanh, nhiễm trùng, mất cân bằng điện giải, sốt, thiếu vitamin, ngã hoặc chấn thương vùng đầu, đau đớn, mất nước, mất thính giác…
Trầm cảm
Người bệnh Parkinson bị trầm cảm nặng thường gặp phải các triệu chứng rối loạn tâm thần, bao gồm ảo giác. Đặc biệt, việc uống nhiều rượu bia có thể góp phần kích hoạt các rối loạn tâm thần này.
Điều trị ảo giác cho người bệnh Parkinson
Trước tiên, bác sỹ có thể xem xét giảm hoặc thay đổi thuốc điều trị Parkinson bạn đang dùng để giảm thiểu triệu chứng ảo giác. Điều này có thể giúp cân bằng nồng độ dopamine trong cơ thể, giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng rối loạn vận động nhưng không làm tăng cao dopamine quá nhiều tới mức gây ảo giác.
Trong trường hợp giảm hoặc thay đổi thuốc không có tác dụng, các bác sỹ có thể xem xét cho bạn dùng thêm thuốc chống loạn thần. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều các thuốc chống loạn thần lại có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn vận động ở người bệnh Parkinson.
Năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt thuốc pimavanserin (NuPlazid) để điều trị rối loạn tâm thần cho bệnh nhân Parkinson. Nhiều nghiên cứu cho rằng loại thuốc này có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn ảo giác, đồng thời không làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn vận động trong bệnh Parkinson. Tuy nhiên, người bị rối loạn tâm thần do sa sút trí tuệ không nên dùng thuốc pimavanserin.
Trong trường hợp ảo giác do trầm cảm, người bệnh Parkinson có thể trao đổi với bác sỹ để dùng các loại thuốc chống trầm cảm.
Phải làm gì để đối phó với ảo giác ở người bệnh Parkinson?
Ảo giác thị giác thường xảy ra trong môi trường thiếu ánh sáng. Khi trong gia đình có người bị ảo giác do Parkinson, các thành viên trong gia đình cần chú ý tăng sáng trong nhà, đặc biệt là tại hành lang, cầu thang, bếp… Không nên tranh cãi, phủ định khi người bệnh gặp ảo giác, thay vào đó bạn hãy tìm cách trấn an người bệnh, giúp họ giảm căng thẳng, cảm thấy bình tĩnh và an toàn hơn.
Giải pháp lâu dài, an toàn là cung cấp các tiền chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó hạn chế rối loạn chức năng não bộ, giúp giảm dần tình trạng ảo giác ở người bệnh Parkinson. Qua nghiên cứu, có hai thảo dược truyền thống là thiên ma, câu đằng chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên tương tự như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh. Sử dụng sản phẩm chứa thiên ma, câu đằng được chứng minh hiệu quả với người bệnh Parkinson trong việc điều hòa hoạt động của tế bào thần kinh, giúp các tế bào thần kinh kết nối với nhau tốt, từ đó giảm tình trạng ảo giác đáng kể.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline/Parkinson)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn