Di truyền: Yếu tố gây đái tháo đường

Béo phì - Đái tháo đường: "Đôi bạn song hành" cùng xuất phát từ di truyền là yếu tố nguy cơ

Lúc nhỏ tích cực vận động, về già ít đái tháo đường

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 là gì?

Bị đái tháo đường đừng dại bỏ bữa sáng

Nghiện ăn đồ ngọt có bị đái tháo đường và tăng huyết áp không?

Một trong những yếu tố gây bệnh đái tháo đường là di truyền. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đái tháo đường type 2 bị gây ra bởi di truyền mạnh hơn hẳn đái tháo đường type 1. Cụ thể, nếu gia đình bạn có một người bị đái tháo đường type 1, các thành viên còn lại sẽ có 25% mắc bệnh. Và nếu như đó là đái tháo đường type 2, con số này có thể dao động từ 50 – 90% tùy thuộc vào mối quan hệ gần gũi thân thiết.

Các nhà khoa học còn phát hiện, một số nhóm dân tộc/chủng tộc đặc thù có nguy cơ cao phát triển đái tháo đường type 2 hơn các nhóm còn lại. Ví dụ, người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha/Mỹ La-tinh có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn người Mỹ da trắng.

Đặc biệt, môi trường và hành vi mới là “chất xúc tác” khiến các triệu chứng khởi phát và tiến triển thành bệnh còn di truyền chỉ đóng vai trò như một yếu tố nguy cơ. Chẳng hạn, khi người Nhật chuyển đến Mỹ sinh sống và được tiếp xúc với một chế độ ăn uống, lối sống theo kiểu phương Tây, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 sẽ đột biến gia tăng trong khi những thành viên khác trong gia đình vẫn sống ở Nhật lại không gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Vợ/chồng của người bị đái tháo đường type 2 cũng thuộc nhóm đối tượng dễ bị bệnh. Mặc dù không có sự liên kết di truyền nhưng việc chung chế độ ăn uống và lối sống không khoa học sẽ thúc đẩy sự phát triển của đái tháo đường.

Theo các nhà nghiên cứu, điều quan trọng là phải nhận thức được các yếu tố nguy cơ thay đổi được, chẳng hạn như duy trì trọng lượng khỏe mạnh và tăng cường hoạt động thể chất đã được minh chứng giúp phòng ngừa căn bệnh mạn tính này.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định những bất thường hoặc đột biến về gene gây bệnh đái tháo đường type 2 đều gắn liền với sự phát triển của tế bào beta, là những tế bào trong tuyến tụy sản xuất ra insulin.

Trong tương lai, nó có thể được dùng để xác định những người có nguy cơ đặc biệt cao mắc bệnh đái tháo đường type 2 bằng cách kiểm tra các gene. Thậm chí là, có thể làm như thế nào đó để thay đổi chức năng của các gene giúp giảm nguy cơ bị đái tháo đường.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết