Những thủ phạm gây bệnh đái thái đường type 2

Chế độ ăn uống, thiếu hoạt động thể chất và gene là yếu tố có thể gây ra bệnh đái tháo đường

Uống thuốc đái tháo đường bị run tay chân

Bị đái tháo đường đừng dại bỏ bữa sáng

Nghiện ăn đồ ngọt có bị đái tháo đường và tăng huyết áp không?

7 triệu chứng đái tháo đường type 2 không thể bỏ qua

Thừa cân béo phì

Insulin là một hormone được sản xuất từ tuyến tụy có tác dụng cho phép đường (glucose) có thể rời khỏi máu và di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng. Đái tháo đường type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào trong cơ thể trở nên đề kháng với insulin.

Thừa cân béo phì làm gia tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Theo ước tính, cứ 5 người bị đái tháo đường type 2 sẽ có 4 người thừa cân béo phì. TS. Vivian Fonseca - Trưởng khoa Nội tiết Đại học Y Tulane (New Orleans, Hoa Kỳ) chia sẻ, sở dĩ thừa cân béo phì gây bệnh tim và đái tháo đường là do chất béo dư thừa trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng có thể gây viêm khắp cơ thể và làm thay đổi phản ứng của insulin với glucose (đường) dẫn đến tình trạng kháng insulin (một tình trạng các tế bào không thể sử dụng insulin để đưa nồng độ đường vượt trên mức bình thường ra khỏi máu).

Thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống giàu calorie và chứa nhiều đường như soda hay các loại nước ép trái cây cùng với ăn ít trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Thường xuyên xem TV

Theo nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Hoa Kỳ, những người xem TV nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ cao bị béo phì và bệnh đái tháo đường. Họ lý giải, đó có thể là do thói quen ăn vặt khi xem TV. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy, những người xem TV thường xuyên tiêu thụ trung bình hơn 137 calorie/ngày so với người không có thói quen này. Trong khi đó, các dữ liệu cũng chỉ ra rằng, giảm thời gian xem TV 10 giờ mỗi tuần và dành ra 30 phút đi bộ mỗi ngày giúp giảm 43% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Những người xem TV nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ cao bị béo phì và có bệnh đái tháo đường

Không hoạt động thể chất

Không chỉ chất béo dư thừa, sự thiếu hụt khối lượng cơ nạc có thể tác động tiêu cực tới insulin cùng nhiều hormone khác trong cơ thể. Để có thể phòng ngừa đái tháo đường, bạn có thể gia tăng khối lượng cơ nạc thông qua các bài tập thể dục trong các phòng tập. Kết quả này dựa trên một nghiên cứu 6 tháng về việc thực hiện các bài tập aerobic đã làm giảm tình trạng đề kháng insulin của 117 nam giới và phụ nữ lớn tuổi.

Ngủ quá ít hoặc quá nhiều

Một nghiên cứu với sự tham gia của 8.992 người trưởng thành tại Hoa Kỳ cho thấy, những người ngủ ít hơn 5 giờ và nhiều hơn 9 giờ mỗi đều có nguy cơ bị mắc bệnh đái tháo đường do rối loạn giấc ngủ khiến chức năng sản xuất insulin của tuyến tụy trở nên không bình thường.

Do di truyền

Gene đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà nghiên cứu đã tìm được ít nhất 10 biến thể gene có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, họ cho biết, gene gây đái tháo đường chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên toàn thế giới.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết