Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 là gì?

Mệt mỏi là triệu chứng thường thấy của người có đái tháo đường type 2

Giải pháp nào cho biến chứng đái tháo đường?

Bất lực: Dấu hiệu "nhìn thấy bằng mắt thường" của đái tháo đường, tim mạch

Nước ngọt - "thủ phạm" gây ra 8.000 ca đái tháo đường mỗi năm

Bị đái tháo đường đừng dại bỏ bữa sáng

Theo GS. BS. Sanjai Sinha – thuộc Trung tâm Y tế Cornell, NewYork, Hoa Kỳ, đái tháo đường type 2 thường tiến triển chậm và các triệu chứng có thể khiến bạn nhầm lẫn sang các bệnh lý thông thường. Ví dụ, khát nước có thể là biểu hiện cơ thể đang bị mất nước do trời nóng hoặc hoạt động thể chất gắng sức, hay mệt mỏi có thể được hiểu như là một dấu hiệu của sự lão hóa hoặc những căng thẳng xuất phát từ nguyên nhân tâm lý.

Thật không may, lượng đường trong máu cao, ngay cả khi tình trạng này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn cũng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Nghiêm trọng hơn, nếu lượng đường huyết cao kéo dài, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể...

GS. BS. Sanjai Sinha – thuộc Trung tâm Y tế Cornell, NewYork, Hoa Kỳ

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 gồm:

Đi tiểu quá nhiều: Khi nồng độ đường trong máu tăng lên trên mức bình thường, cơ thể sẽ cố gắng làm loãng máu bằng cách bổ sung chất lỏng vào máu. Đồng thời, một lượng đường lớn sẽ được đưa vào thận để xả đường ra ngoài thông qua nước tiểu. Hai quá trình diễn ra cùng một lúc dẫn đến chất lỏng trong cơ thể bị mất đi khá nhiều.

Khát nước: Lượng nước tiểu được bài tiết tăng lên, cơ thể sẽ dần bị mất nước làm cho bạn luôn trong tình trạng khát và muốn uống nước nhiều hơn. Đặc biệt, vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn sử dụng đồ uống có đường để làm dịu đi cơn khát.

Khô miệng: Khô miệng là triệu chứng thường đi kèm với khát nước xuất phát từ lượng đường trong máu tăng cao và đi tiểu quá mức làm mất nước của cơ thể.

Mệt mỏi: Bình thường, insulin cho phép đường đi vào bên trong tế bào, nơi nó được sử dụng để làm nhiên liệu giúp tế bào thực hiện các chức năng và lưu trữ cho nhu cầu năng lượng trong tương lai. Nếu không có đủ insulin, đường sẽ gặp khó khăn khi vào tế bào, khiến bạn trở nên mệt mỏi và thiếu sức sống. Ngoài ra, đi tiểu quá mức cũng làm gián đoạn giấc ngủ - một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn trong ngày.

Đói: Tương tự như mệt mỏi, đói xảy ra khi đường ở trong máu không được vận chuyển đến các tế bào để tạo ra năng lượng. Trên thực tế, tiêu thụ nhiều thức ăn chỉ làm cho mọi thứ thêm tồi tệ do nó làm tăng cao lượng đường trong máu của bạn.

Bệnh nhân đái tháo đường sẽ liên tục có cảm giác đói do đường trong máu không được vận chuyển đến các tế bào để tạo ra năng lượng

Sụt cân: Khi một lượng lớn đường được bài tiết trong nước tiểu, lượng calorie mà glucose cung cấp sẽ bị mất dần. Tình trạng này giống như một người đang giảm cân bằng cách tiêu thụ ít calorie.

Nhìn mờ: Thông thường, mắt có khả năng điều tiết để có thể nhìn gần hoặc xa. Nếu lượng đường trong máu cao, thủy tinh thể của mắt sẽ bị sưng và không thể thay đổi hình dạng để có thể nhìn rõ đối tượng từ xa tới gần và ngược lại.

Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn và nấm gây bệnh nhiễm trùng phát triển mạnh nhờ đường. Ngoài ra, đường huyết cao làm chậm khả năng lưu thông máu, điều này có nghĩa, các bạch cầu - có tác dụng chống nhiễm trùng sẽ không thể đến được nơi mà chúng cần đến để tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập.

Những vết thương lâu lành: Đường huyết cao làm suy yếu hệ thống miễn dịch, từ đó khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và làm vết thương lâu lành. Vết thương cũng cần oxy để chữa lành và bất kỳ sự suy giảm lưu thông máu mang oxy đến vết thương sẽ khiến nó lâu khỏi hơn.

Tư duy kém: Não là bộ phận cần rất nhiều đường để thực hiện vô số các chức năng trong cơ thể. Nếu thiếu đường (vì không đủ insulin), bạn sẽ gặp khó khăn khi suy nghĩ, suy giảm khả năng tập trung, thậm chí là bị chếnh choáng, mất phương hướng.

Tin tốt là, ổn định đường huyết có thể làm giảm bớt tất cả các dấu hiệu và triệu chứng kể trên. Để làm được việc này, bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần tuân thủ nghiêm chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chức năng với thành phần thảo dược giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường cũng là điều cần thiết để quản lý và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường có thể xảy ra với bạn.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết