Bị đái tháo đường đừng dại bỏ bữa sáng

Bỏ bữa sáng ảnh hưởng không tốt đến người bệnh đái tháo đường

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm gì?

Đường huyết ảnh hưởng thế nào đến trí nhớ?

Kiểm soát đường huyết bằng... nước mắt

6 thói quen giúp kiểm soát đường huyết

Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện trên 22 người mắc bệnh đái tháo đường type 2 không bao giờ ăn sáng cho thấy những người này có lượng đường huyết sau khi ăn trưa và ăn tối cao hơn so với những ngày ăn đủ ba bữa.

Nhịn ăn sáng cũng làm cản trở quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể.

“Ban đầu, chúng tôi chỉ nghĩ rằng việc bỏ bữa sáng không có lợi cho người bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy tác hại của nó còn lớn hơn rất nhiều”, Daniela Jakubowicz – tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Tel Aviv (Israel).

“Nhịn ăn sáng sẽ làm cho nỗ lực cắt giảm lượng tinh bột và đường trong bữa trưa và bữa tối để ổn định đường huyết bị đổ bể. Khi cơ thể không được cung cấp năng lượng để khởi đầu ngày mới, tuyến tụy sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất insulin – một hormone quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Một nghiên cứu trước đó cho thấy bỏ bữa sáng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì”, bà Jakubowicz cho biết.

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, dùng bữa tối muộn có thể làm tăng đường huyết vào ngày hôm sau.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetes Care.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 10 người trưởng thành lại có một người mắc bệnh đái tháo đường, đa phần là đái tháo đường type 2. Bệnh đái tháo đường type 2 có liên quan đến thừa cân/béo phì và tuổi tác, thường xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hormone insulin để đưa đường vào trong tế bào.
Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng