Không nên sử dụng hộp nhựa khi hâm nóng đồ ăn
Thuốc sinh học tương tự: Triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú
Sỏi túi mật 22mm xử trí thế nào, có dùng TPBVSK Kim Đởm Khang được không?
Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh Alzheimer
Vì sao nhiều người trẻ ngày nay không thấy hạnh phúc?
Vi nhựa là gì và có nguy hiểm không?

Nguy cơ nhiễm vi nhựa từ đồ dùng nhà bếp
Vi nhựa là những mảnh nhựa nhỏ hơn 5mm, được tạo ra khi các sản phẩm nhựa lớn phân hủy theo thời gian. Chúng hiện diện trong thực phẩm, nước uống và cả không khí.
Nghiên cứu mới cho thấy, vi nhựa có thể tích tụ trong cơ thể người. Một nghiên cứu gần đây cũng phát hiện não người hiện đại có thể chứa lượng vi nhựa, tương đương một thìa nhựa nhỏ.
Tiến sĩ Katie Pelch, nhà khoa học tại Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (Natural Resources Defense Council – NRDC, Mỹ), đồng tác giả một nghiên cứu tổng hợp các bằng chứng khoa học về tác động của vi nhựa lên cơ thể sinh vật. Bà cho biết: “Chúng tôi phát hiện dấu hiệu gây hại ở hầu hết các cơ quan được phân tích.”
Theo kết luận của nhóm nghiên cứu, vi nhựa có thể ảnh hưởng đến hệ sinh dục, tiêu hóa, hô hấp và có thể liên quan đến nguy cơ mắc ung thư đại tràng và ung thư phổi. Một số nghiên cứu khác, cũng đặt ra lo ngại về tác động của vi nhựa đối với não bộ và tim mạch.
Việc quay nóng hoặc cấp đông thực phẩm có tăng tiếp xúc với vi nhựa?
Câu trả lời là có. Một nghiên cứu công bố năm 2023 cho thấy: khi hâm nóng trong lò vi sóng một số hộp nhựa làm từ polypropylene – loại nhựa thường được dùng trong bao bì thực phẩm chỉ trong 3 phút, chúng đã giải phòng hàng triệu hạt vi nhựa vào thực phẩm bên trong hộp.
Ngay cả khi để ở nhiệt độ phòng, nhựa vẫn có thể giải phóng vi nhựa theo thời gian, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với khi hâm nóng bằng lò vi sóng.
Việc cấp đông cũng không an toàn tuyệt đối. Theo Tiến sĩ Carmen Marsit, làm việc tại Trường Y tế Công cộng Rollins thuộc Đại học Emory (Mỹ), việc làm lạnh sâu khiến nhựa giòn hơn và dễ phát tán vi nhựa vào thực phẩm.
Rủi ro khác khi sử dụng nhựa để quay lò vi sóng
Ngoài vi nhựa, một số loại nhựa còn chứa nhiều hóa chất gây hại như BPA, phthalates và PFAS – nhóm hóa chất không phân hủy tự nhiên thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng PFAS có thể làm tăng nguy cơ ung thư, gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, chức năng sinh sản và sự phát triển của trẻ em.
Tiến sĩ Marsit cảnh báo: “Khi hâm nóng nhựa trong lò vi sóng, nhiệt độ cao sẽ làm các chất độc hại này dễ dàng lây lan sang thực phẩm.”
Tiến sĩ Pelch bổ sung: “Nếu bạn thấy hộp nhựa trở nên mềm đi sau khi hâm nóng, đó là dấu hiệu cho thấy các hóa chất đã bắt đầu thấm vào thức ăn.”
Bà nhấn mạnh, tùy vào từng loại nhựa sẽ có nguy cơ phát tán hóa chất nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả nhựa có nhãn “an toàn với lò vi sóng” cũng không thể đảm bảo an toàn hoàn toàn. Theo Tiến sĩ Marsit, nhãn này chỉ khẳng định hộp sẽ không bị chảy, cháy hoặc biến dạng trong lò vi sóng, chứ không bảo vệ khỏi nguy cơ rò rỉ hóa chất độc hại.
Có nên loại bỏ nhựa khỏi căn bếp?

Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa
Việc loại bỏ hoàn toàn nhựa là bất khả thi trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Pelch, người tiêu dùng hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để giảm nguy cơ tiếp xúc.
Trước hết, hãy ưu tiên sử dụng đồ sứ hoặc thủy tinh khi cần hâm nóng hoặc trữ đông thực phẩm. Hầu hết các loại vật liệu này an toàn với lò vi sóng và tủ đông, nhưng vẫn nên kiểm tra nhãn trước khi sử dụng. Nếu dùng hộp thủy tinh có nắp nhựa, cần tháo nắp ra trước khi hâm nóng.
Ngoài ra, Tiến sĩ Pelch khuyến nghị nên thay thế các vật dụng nhựa khác trong bếp như thớt và cối xay sinh tố. Bà cũng lưu ý rằng chảo chống dính thường có lớp phủ PFAS - dễ bong tróc và trở thành nguồn phát tán vi nhựa, đồng thời chứa hóa chất độc hại. “Đó là một nguy cơ kép,” bà nói.
Theo Tiến sĩ Marsit, trong khi phần lớn thực phẩm ngoài thị trường vẫn được đóng gói bằng nhựa, người tiêu dùng nên chủ động hạn chế tối đa việc để thức ăn tiếp xúc với nhựa ngay trong căn bếp của mình.
Bình luận của bạn