Nhịp nhanh nhĩ có thể gây biến chứng gì, điều trị thế nào?

Nhịp nhanh nhĩ có thể khiến các buồng tim không được lấp đầy máu giữa các nhịp đập

Tim đập nhanh, hở van 2 lá nhẹ điều trị thế nào tốt nhất?

Làm thế nào để ngăn rối loạn nhịp tái phát sau đốt điện tim?

Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, đánh trống ngực

Đâu là các phương pháp chính để điều trị rung nhĩ?

Dưới đây là những điều bạn cần biết về nhịp nhanh nhĩ để có thể kiểm soát bệnh, ổn định nhịp tim hiệu quả hơn:

Dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo nhịp nhanh nhĩ

Trong một số trường hợp, nhịp nhanh nhĩ có thể xảy ra mà không có triệu chứng cảnh báo. Tuy nhiên, thông thường, người bị nhịp nhanh nhĩ có thể nhận thấy các triệu chứng như đánh trống ngực, đau tức ngực, hụt hơi, mệt mỏi, choáng ngất…

Nguyên nhân gây nhịp nhanh nhĩ là gì?

Nhịp nhanh nhĩ thường xảy ra ở người cao tuổi, người đã mắc các bệnh tim mạch khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi, thậm chí cả ở trẻ em.

Các nguyên nhân gây nhịp nhanh nhĩ có thể bao gồm:

Người từng bị đau tim cũng có nguy cơ cao bị nhịp nhanh nhĩ

- Tâm nhĩ chịu nhiều áp lực do tăng huyết áp, bệnh cơ tim.

- Bạn từng bị đau tim.

- Uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích khác.

- Tình trạng “dễ bị kích thích” khi các tế bào bên ngoài nút xoang bắt đầu tự tạo ra xung điện tim bất thường.

Đôi khi, nhịp nhanh nhĩ còn là tình trạng vô căn, có nghĩa là không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Nhịp nhanh nhĩ có thể gây biến chứng nguy hiểm gì?

Nhịp nhanh nhĩ dai dẳng, kéo dài trong suốt một khoảng thời gian có thể dẫn tới bệnh cơ tim (cơ tim suy yếu) hoặc suy tim. Tuy nhiên, các biến chứng này có thể hồi phục nếu bạn kiểm soát sớm tình trạng nhịp nhanh nhĩ.

Trong một số trường hợp, nhịp nhanh nhĩ còn có thể dẫn tới rung nhĩ, một dạng rối loạn nhịp tim nhanh nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán nhịp nhanh nhĩ

Nhịp nhanh nhĩ có thể được chẩn đoán thông qua điện tâm đồ. Tuy nhiên, nếu cơn nhịp nhanh nhĩ không xảy ra thường xuyên, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn đeo máy theo dõi điện tâm đồ để ghi lại nhịp tim trong một khoảng thời gian dài. Các thiết bị có thể được sử dụng bao gồm:

- Máy đo điện tim Holter: Bạn có thể đeo thiết bị này liên tục trong vòng 1 - 7 ngày để ghi lại nhịp tim trong khoảng thời gian này.

- Máy theo dõi “sự kiện” nhịp tim: Bạn có thể đeo chiếc máy này trong vòng 1 - 2 tháng. Máy sẽ chỉ ghi lại các cơn nhịp tim bất thường.

- Máy đo điện tim (dạng cấy dưới da): Thiết bị này thường được cố định dưới da trong vòng vài năm, nhằm ghi lại các cơn rối loạn nhịp tim hiếm khi xảy ra.

Để có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất, các bác sỹ sẽ phải tìm hiểu xem các xung điện tim bất thường hình thành như thế nào, hình thành ở đâu. Họ có thể yêu cầu bạn thực hiện kỹ thuật thăm dò điện tim sinh lý qua đường ống thông để tìm hiểu kỹ hơn về cơn nhịp nhanh nhĩ.

Điều trị nhịp nhanh nhĩ như thế nào?

- Điều trị các bệnh nền.

- Phương pháp đốt điện: Các bác sỹ có thể tiến hành đốt điện qua đường ống thông để phá hủy các cơ tim cụ thể gây ra tín hiệu điện tim bất thường. Biện pháp này thường được thực hiện cùng lúc với kỹ thuật thăm dò điện tim sinh lý.

- Dùng thuốc để ổn định nhịp tim: Người bị nhịp nhanh nhĩ có thể được cho dùng thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci hoặc thuốc chống loạn nhịp tim (như flecainide, propafenone, amiodarone).

Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, bạn có thể dùng thêm thảo dược khổ sâm. Đây là thảo dược được sử dụng phổ biến ở nhiều nước để hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy, khổ sâm có tác động ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim, trong đó có nhịp nhanh nhĩ. 

Kết hợp các biện pháp kể trên sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát nhịp nhanh nhĩ an toàn, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Vi Bùi H+ (Theo Hopkinsmedicine)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch