Nhịp nhanh thất là gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào?

Nhịp nhanh thất là tình trạng rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ các buồng tim dưới

Tim đập nhanh ở phụ nữ mãn kinh điều trị như thế nào?

Rối loạn nhịp tim nhanh ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút là bị làm sao, khi nào cần điều trị?

Cách giảm đánh trống ngực, tim đập nhanh khi ngủ không cần dùng thuốc

Nhịp nhanh thất là gì?

Nhịp nhanh thất là tình trạng tim đập rất nhanh bắt nguồn từ tâm thất (2 buồng tim dưới). Thông thường, 2 buồng tâm thất sẽ nhận máu từ các buồng tâm nhĩ (buồng tim trên), sau đó tâm thất sẽ co bóp để tống đẩy máu đi nuôi cơ thể.

Tình trạng nhịp nhanh thất xảy ra khi tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút với ít nhất 3 nhịp tim không đều liên tiếp. Các nhà khoa học cho biết tình trạng này xảy ra do có sự cố trong hệ điện tim.

Theo đó, khi quá trình truyền xung điện tim bị gián đoạn, các tín hiệu điện có thể bị gửi đi quá nhanh, gây ra tình trạng nhịp nhanh thất. Điều này có thể khiến tâm thất không có đủ thời gian để bơm đầy máu trước khi tim co bóp. Kết quả là trái tim không thể bơm đủ máu đi nuôi cơ thể.

Các cơn nhịp nhanh thất thường chỉ kéo dài một vài giây hoặc lâu hơn. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau tức ngực, khó thở, choáng ngất, thậm chí ngất xỉu.

Do nhịp nhanh thất có thể tiến triển thành rung thất, khiến tim ngừng đập, người bệnh cần nhanh chóng được điều trị khi bị nhịp nhanh thất.

Những nguyên nhân gây nhịp nhanh thất

Mắc bệnh tim mạch nền, từng bị đau tim… có thể là nguyên nhân gây nhịp nhanh thất

Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân chính xác gây nhịp nhanh thất. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nhịp nhanh thất thường bị kích hoạt bởi các bệnh tim mạch khác, ví dụ như:

- Bệnh cơ tim.

- Do tổn thương tim sau khi trải qua cơn đau tim.

- Thiếu máu cơ tim cục bộ.

- Suy tim.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhịp nhanh thất còn có thể được di truyền từ cha mẹ sang con. Các trường hợp này bao gồm:

- Nhịp nhanh thất đa dạng do cường catecholamine.

- Loạn sản thất phải.

Trong một số trường hợp, nhịp nhanh thất có thể được kích hoạt do sử dụng một số loại thuốc, uống quá nhiều rượu bia, bổ sung nhiều caffeine hoặc tập thể dục ở cường độ cao.

Có những dạng nhịp nhanh thất nào?

Tùy thuộc vào thời gian kéo dài cơn nhịp nhanh thất, kết quả đo điện tâm đồ, khả năng bơm máu của trái tim… mà tình trạng nhịp nhanh thất có thể chia thành các dạng như:

- Nhịp nhanh thất không bền bỉ: Cơn nhịp nhanh thất có thể tự biến mất mà không gây ra nhiều ảnh hưởng tới khả năng lưu thông máu.

- Nhịp nhanh thất bền bỉ: Cơn nhịp nhanh thất kéo dài hơn 30 giây và có thể làm giảm lưu lượng máu.

- Nhịp nhanh thất đơn hình: Cơn nhịp nhanh thất với các nhịp tim giống nhau.

- Nhịp nhanh thất đa hình: Cơn nhịp nhanh thất với các nhịp tim khác nhau.

Ai có nguy cơ cao bị nhịp nhanh thất?

Những người cao tuổi, người mắc các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, người từng bị đau tim… sẽ có nguy cơ bị nhịp nhanh thất cao hơn.

Điều trị nhịp nhanh thất thế nào?

Mục tiêu của việc điều trị nhịp nhanh thất là đưa nhịp tim trở về bình thường ngay lập tức, ngăn ngừa các cơn nhịp nhanh thất trong tương lai. Trong các trường hợp khẩn cấp, việc điều trị nhịp nhanh thất có thể bao gồm các phương án như:

- Hồi sức tim phổi (CPR).

- Khử rung điện.

- Sốc điện.

- Dùng thuốc chống loạn nhịp tim.

Việc điều trị lâu dài có thể bao gồm:

- Dùng thuốc.

- Cấy ghép máy khử rung tim để điều chỉnh các nhịp tim bất thường.

- Triệt đốt rối loạn nhịp tim.

- Điều trị tái đồng bộ tim.

Dùng giải pháp chứa thảo dược Khổ sâm: Nghiên cứu có thấy Khổ sâm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hiệu quả nhờ: Điều hòa nồng độ chất điện giải ở tế bào cơ tim, giúp ổn định điện thế trong tim, làm tim đập chậm lại, ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp. Các nghiên cứu sau này còn phát hiện tác dụng giảm nhịp tim của Khổ sâm gần tương tự như nhóm thuốc thuốc chẹn beta – thuốc điều trị nhịp tim nhanh phổ biến nhất hiện nay. Cả hai đều có thể ức chế tiết các chất gây co mạch, làm tăng nhịp tim khi người bệnh lo lắng, căng thẳng quá mức. Đặc biệt Khổ sâm không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức nên giảm thiểu những phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Ngoài ra, người bị nhịp nhanh thất cũng nên chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hơn bằng cách có chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên tập thể dục vừa sức và sử dụng thêm các loại thảo dược tốt cho tim, giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim như khổ sâm, đan sâm, hoàng đằng… để làm tăng hiệu quả điều trị và ngăn chặn các cơn nhịp tim nhanh xảy ra. 

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch