- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Hầu như tất cả mọi người đều từng trải qua tình trạng tim đập nhanh trong cuộc sống
Hồi hộp, đánh trống ngực phải làm sao?
Bị rung nhĩ nhưng không biểu hiện triệu chứng có cần dùng thuốc?
Lời khuyên giúp người bị rối loạn nhịp tim kiểm soát bệnh hiệu quả
Block nhánh phải hoàn toàn là gì, có nguy hiểm không?
Những nguyên nhân gây tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút
Thông thường, trái tim sẽ đập đều đặn trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tim có thể đập nhanh trên 100 nhịp/phút, kéo dài từ vài giây tới vài giờ.
Dù tình trạng tim đập nhanh khiến bạn thấy hồi hộp, lo lắng, bạn nên nhớ không phải trường hợp nào tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút cũng cảnh báo các vấn đề nguy hiểm. Trường hợp này có thể xảy ra do các vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý.
Tim đập nhanh sinh lý
Tim đập nhanh sinh lý có thể bao gồm các trường hợp như:
- Tập thể dục quá sức.
- Căng thẳng, sợ hãi, lo lắng hoặc hoảng loạn.
- Lượng đường huyết thấp hoặc huyết áp thấp.
Tiếp xúc với các chất kích thích như caffeine, nicotine… có thể gây tim đập nhanh
- Sốt, thiếu máu và mất nước.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
- Uống quá nhiều rượu bia, thức uống có chứa caffeine.
- Tiếp xúc với nicotine trong thuốc lá, các chất kích thích khác.
Nếu nhận thấy tim đập nhanh hơn bình thường, trước tiên, bạn nên nghĩ tới các yếu tố có thể làm tăng nhịp tim nói trên. Hạn chế, tránh các yếu tố nguy cơ này có thể giúp bạn ổn định nhịp tim hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu đã thử cắt giảm caffeine, giảm căng thẳng… mà nhịp tim vẫn thường đập nhanh trên 100 nhịp/phút, bạn nên thử đi khám để xem nguyên nhân tim đập nhanh có phải do các nguyên nhân bệnh lý hay không.
Tim đập nhanh bệnh lý
Tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút có thể cảnh báo bệnh rối loạn nhịp tim
Trong một số trường hợp, tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tim mạch nguy hiểm. Các căn bệnh này có thể bao gồm: Suy tim, đau tim, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim (như rung nhĩ).
Nếu nghi ngờ đây là nguyên nhân gây tim đập nhanh, các bác sỹ có thể cho bạn đo điện tâm đồ, chụp x-quang tim phổi, siêu âm tim… để có thể chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Trong số các trường hợp tim đập nhanh bệnh lý, rối loạn nhịp tim là nguyên nhân thường gặp nhất. Theo đó, chứng rối loạn nhịp tim có thể xảy ra khi các tín hiệu điện tim không được truyền đi đúng, hiệu quả.
Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp nhất, xảy ra khi tâm nhĩ (các buồng tim trên) đập nhanh hơn bình thường. Với người bệnh rung nhĩ, các vấn đề điện tim thường xảy ra ở nửa trên của trái tim.
Rung nhĩ là một căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng do làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đau tim, đột quỵ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo cứ 3 người bị rung nhĩ lại có 1 người không biết mình đang mắc bệnh.
Tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút: Khi nào cần điều trị?
Nhìn chung, các trường hợp tim đập nhanh sinh lý sẽ không cần phải điều trị. Bạn chỉ cần xác định các yếu tố làm tăng nhịp tim và hạn chế chúng để ổn định nhịp tim tại nhà.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng tim đập nhanh đi kèm với các triệu chứng như đau tức ngực, chóng mặt, choáng ngất, hụt hơi… bạn nên đi khám ngay lập tức. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tim đập nhanh bệnh lý, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim, đột quỵ nguy hiểm.
Để ổn định nhịp tim về lâu dài, ngoài việc điều trị bằng phương pháp Tây y, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có tác dụng chống rối loạn nhịp tim. Theo đó, thực phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim nhanh chứa thảo dược khổ sâm có khả năng làm giảm và ổn định nhịp tim lâu dài nhờ cơ chế tác động như:
- Ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim.
- Giúp thư giãn mạch máu, giảm căng thẳng, ức chế sự co mạch máu.
- Điều hòa nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, làm giảm tính kích thích cơ tim.
Đồng thời, bạn cũng cần kết hợp thêm một lối sống lành mạnh, tránh lo lắng căng thẳng, không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia; Không thức khuya; Tăng cường tập thể dục thể thao bằng cách hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga… để làm tăng hiệu quả điều trị tim đập nhanh.
Vi Bùi H+ (Theo Healthcare.utah.edu)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn