- Chuyên đề:
- Nuôi dạy trẻ tự kỷ
- Cách dạy con ngoan
Dạy trẻ tự kỷ hòa nhập là cả một quá trình của cha mẹ và thầy cô
Dạy trẻ tự kỷ: Từ tình yêu đến kỹ năng
Trẻ tự kỷ: Gian nan con đường đến lớp
Gian nan dạy trẻ tự kỷ
Dấu hiệu trẻ tự kỷ sớm
Những thông tin mới nhất về trẻ tự kỷ cha mẹ nên biết
Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội trở thành người bình thường và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên thực tế phần lớn các em đều được can thiệp muộn.
Chưa có trường học chuyên biệt cho trẻ tự kỷ
Mặc dù đã có quy định từ từ năm 2006 các cơ sở giáo dục có nhiệm vụ tiếp nhận người khuyết tật đến học (trong đó có trẻ tự kỷ) nhưng thực tế việc này chưa được tuân thủ. Lý do mà nhiều trường đưa ra khi không tiếp nhận trẻ tự kỷ là không đủ giáo viên, không có cơ sở vật chất. Việc làm này vô tình đã tước đoạt cơ hội được hòa nhập của trẻ tự kỷ.
Với những trẻ tự kỷ, khi được học chung cùng những trẻ bình thường khác, các em sẽ học được cách giao tiếp từ những người bạn của mình. Hơn nữa trong một môi trường bình thường, trẻ tự kỷ sẽ phải nỗ lực vươn lên rất nhiều để theo đuổi mục tiêu chung như những trẻ khác.
Dạy con tự kỷ bằng tình yêu của cha mẹ
Hạnh phúc giản đơn của cha, mẹ là dần nhận ra con mình đang thay đổi từng ngày và bằng lòng chấp nhận với hạnh phúc của con mình. “Thấy con cái lớn lên từng ngày đó là niềm vui của cha mẹ. Nhưng tôi lại thấy sợ khi con lớn. Tôi không có mong ước gì con học giỏi, mà chỉ hy vọng con bình thường như các bạn", chị Hải Ninh mẹ của một em bé tự kỷ tâm sự.
Học ăn học nói là những bước đầu tiên của hành trình học làm người. Tuy nhiên với những bậc phụ huynh có con bị tự kỷ thì cái chữ học ấy lại xa xôi làm sao. Học ăn, học nói là cả một quá trình tập luyện của con. Những việc đó những đứa trẻ bình thường sẽ tự học được mà không cần dạy nhưng đối với những đứa trẻ tự kỷ việc ăn, việc nói phải tập đi tập lại. Tập nhiều đến mức nhiều lúc các bậc phụ huynh cảm thấy chán nản khi công sức mình bỏ ra nhiều nhưng con chẳng thay đổi bao nhiêu. Hay đó là những lúc bỏ “quên” việc dạy con một thời gian thì thấy con lại quay về như ban đầu. Qúa trình dạy con cũng như đồ thị hình sin lên lên, xuống xuống giữa hi vọng tột cùng rồi thất vọng tột độ.
Tình yêu dành cho con khiến chị Hải Ninh vượt qua tất cả để đưa con trở về với cộng đồng
Cha mẹ muốn dạy con mình tốt hơn trước hết phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cải tạo chính mình. Đó là cải tạo cái tính cách nóng nảy để rèn luyện cho mình tính kiên trì. Để có thể dạy con tiến bộ, mỗi bậc cha mẹ đều cần phải quyết tâm học hỏi và xác định chỉ có mình mới có thể giúp con được. Tâm lý dù khó đến đâu, dù con không hợp tác đến đâu cha mẹ cũng phải tìm mọi cách để giúp đỡ.
“Khi em cáu hoặc khóc vì bất lực trước con, em cần nghĩ rằng mình là mẹ mà còn thế này thì tìm đâu ra ai kiên nhẫn hơn với con mình được nữa. Bản thân mình phải cố gắng thôi”, chị Hiền Mai chia sẻ cách dạy con tự kỷ mà chị đã đúc kết được.
Với trẻ tự kỷ không có lối đi tắt hay thứ thuốc nào đó uống vào là mọi đứa trẻ thay đổi. Bà mẹ nào cũng phải tìm hiểu xem con mình giống và khác đứa trẻ khác cái gì và tìm xem trong các tài liệu của những người đi trước để áp dụng với con mình. Nguyên tắc dạy trẻ tự kỷ là phải thay đổi dần dần và tự sáng tạo ra “chiêu trò” mới dựa trên tính cách và khả năng tiến bộ của con.
Cô giáo-không đơn thuần chỉ là cô nuôi dạy trẻ
Dạy trẻ tự kỷ là một nghề mới xuất hiện những năm gần đây, khi số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng. Có quan sát một buổi học của cô và trò mới thấy hết được sự kiên trì của những giáo viên. Để dạy các em biết nhai, biết dạ...các cô giáo phải tốn cả mấy tháng trời. Việc làm tưởng như đơn giản là rửa tay, đối với trẻ bình thường vì chỉ sau một hai lần các em có thể làm theo lại ngay nhưng với những trẻ tự kỷ thì khác, đó là cả một quá trình.
Mặc dù được ngồi thành hàng ngay ngắn, mắt hướng về cô giáo nhưng hầu như trẻ tự kỷ không tập trung được. Để các em tập trung các cô giáo lại phải tiêu tốn rất nhiều thời gian. Cô Thùy, cô giáo dạy của một trẻ tự kỷ tâm sự: "Nhiều khi mình phải tự kiềm chế mình, luôn nở một nụ cười thật hiền trên môi nếu không mọi công sức sẽ đổ đi hết vì chỉ cần một sự xúc động mạnh thì bệnh của các bé sẽ nặng hơn".
Cô giáo không đơn thuần chỉ là cô nuôi dạy trẻ
Công việc vất vả và nhiều áp lực, nhưng lương tháng của giáo viên tự kỷ hiện nay cũng không cao hơn giáo viên ở các trường mầm non tư thục. Vì lòng yêu nghề mà rất nhiều người đã và đang gắn bó với nghề cần sự kiên trì này.
Nghề dạy trẻ tự kỷ đòi hỏi người dạy phải có cái tâm, phải yêu trẻ, sẵn sàng chấp nhận khó khăn. Không ai uống nước lã để đi làm từ thiện nhưng không ai được làm giàu bằng nỗi đau của người khác đó là tâm niệm của những người nuôi dạy trẻ tự kỷ.
Hiện nhiều phụ huynh không chịu chấp nhận rằng con mình tự kỷ, nhiều người tưởng rằng tự kỷ đồng nghĩa với bệnh tâm thần… còn không ít giáo viên vẫn e dè trước định kiến xã hội. Nhưng với những người đang gắn bó với nghề thì luôn tâm niệm “dù khó khăn vẫn không bỏ nghề”, và chỉ mong được xã hội hiểu và chia sẻ mà thôi.
Bình luận của bạn