Nhóm thực phẩm hỗ trợ phòng bệnh tự miễn hiệu quả

Duy trì một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp phòng ngừa bệnh tự miễn hiệu quả.

Vitamin D có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn?

Tránh xa hóa chất có giúp phòng ngừa bệnh tự miễn?

Liệu pháp mới mở ra hy vọng điều trị bệnh tự miễn ngoài da

Nên bổ sung gì để tuyến giáp khỏe mạnh hơn?

Thực phẩm giàu vitamin A

Cơ thể thiếu hụt vitamin A có liên quan đến một số bệnh tự miễn như vảy nến, lupus, bạch biến… Các nhà nghiên cứu tin rằng, vitamin A giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, có thể giảm bớt khả năng đáp ứng miễn dịch quá mức có thể gây hại cho cơ thể. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như cá, động vật có vỏ, gan và carotenes thực vật - một tiền chất của vitamin A được tìm thấy trong khoai lang hay cà rốt.

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho hoạt động trao đổi chất và miễn dịch của cơ thể, bao gồm tế bào TH17 (T helper 17 cell). Tế bào TH17 là loại tế bào miễn dịch giúp chúng ta chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Khi một người mắc một bệnh tự miễn dịch, tế bào TH17 sản xuất quá mức, ngoài tầm kiểm soát, và gây ra tình trạng tế bào khỏe mạnh cũng bị tấn công. Vitamin D đã được chứng minh là giúp làm giảm phản ứng viêm ở tế bào TH17 này. Vitamin D có dồi dào nhất trong mỡ động vật và sữa. Tắm nắng cũng có thể giúp bạn hấp thụ vitamin cần thiết này.

Thực phẩm giàu vitamin K2

Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin K2 cũng có tác dụng phòng bệnh tự miễn hiệu quả. Vitamin K2 có nhiều trong dầu thực vật và trong món ăn nổi tiếng của Nhật Bản làm từ đậu nành, có tên gọi là Natto.

 

Thực phẩm giàu sắt

Thiếu sắt liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch, bởi vì một lượng lớn chất sắt lưu trữ được hấp thu ở ruột. Các tổn thương của niêm mạc ruột và hội chứng ruột bị rò rỉ được coi là nguyên nhân dẫn đến bệnh tự miễn dịch. Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt bò và rau chân vịt.

Các chất vi lượng

Sự thiếu hụt vi chất như selen, magne và kẽm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch, vì nó làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Vi chất rất cần thiết cho hoạt động của hormone tuyến giáp. Nên bổ sung vào chế độ ăn các loại hạt và đậu, để cơ thể không bị thiếu các nguyên tố vi lượng.

Thảo dược hỗ trợ kiểm soát bệnh tự miễn

Bên cạnh các phương pháp dinh dưỡng trên, người mắc các bệnh tự miễn có thể sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược tác động được vào hệ miễn dịch, từ đó điều hòa hoạt động của tế bào sắc tố từ sâu bên trong, hạn chế bệnh tái phát.

Xuất phát từ mục tiêu trên, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ lượng tử, nghiên cứu thành công sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cây sói rừng. sản phẩm này đã được nghiên cứu lâm sàng và kết luận đây là một công thức toàn diện giúp ổn định hoạt động của miễn dịch cho cơ thể, tránh hệ miễn dịch làm tổn thương các tế bào bình thường trong cơ thể, từ đó hạn chế các biểu hiện tự miễn.

Khánh Vũ

 

TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...)

Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết