4 lý do khiến bạn bị dị ứng nặng hơn

Phấn hoa - thủ phạm chính gây bệnh dị ứng được phát tán nhiều trong không khí

Có nên sử dụng tinh dầu để trị hen phế quản?

Dị ứng mùa Xuân: Tránh xa những loại thực phẩm này

Một vài lưu ý khi cho trẻ ăn lạc đề ngăn ngừa dị ứng

Dị ứng giày dép: Chuyện thật như đùa?

Biến đổi khí hậu

Hắt hơi, sổ mũi, nổi mẩn đỏ do dị ứng có thể tăng cao do những thay đổi bất thường của khí hậu khiến mùa thụ phấn hoa kéo dài hơn thường lệ, một nghiên cứu mới công bố.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới mùa thụ phấn, mức độ nhạy cảm với các loại phấn hoa và mức độ phấn hoa trong không khí khi vào mùa thụ phấn. Kết quả cho thấy cùng với sự nóng lên của Trái đất, nhiệt độ trung bình ngày càng tăng cao dẫn đến thời gian mùa thụ phấn cũng kéo dài hơn. Điều này cũng dẫn đến mùa dị ứng bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Khi phấn hoa được phát tán trong không khí, nó dễ dàng bay vào mắt, mũi, phổi, bám vào da gây ra các bệnh dị ứng.

Nhiều bệnh dị ứng nặng lên do biến đổi khí hậu

Đối với những người dị ứng phấn hoa, dấu hiệu rất dễ nhận biết: Ngứa mắt, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi, hay mũi đỏ như quả cà chua… Nặng hơn có thể làm mắt và mặt bị sưng lên, mũi chảy máu, cổ họng luôn đau như bị viêm họng, tức ngực khó thở... Để hạn chế dị ứng do phấn hoa mọi người nên dùng thuốc chống dị ứng, sống ở nơi thoáng mát, không khí trong lành. Nên đeo khẩu trang khi đi đường và giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. 

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên, gây viêm đường hô hấp trên như tai mũi họng. Bệnh nhân bị viêm xoang, viêm phế quản và hen suyễn nặng hơn do không khí bị ô nhiễm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người ở các thành phố lớn bị dị ứng nhiều hơn so với những người sống ở vùng ngoại ô. Ngay cả trong cùng một thành phố nếu bạn sống hoặc thường xuyên di chuyển đến khu dân cư đông đúc hoặc nơi có nhiều phương tiện giao thông thì tình trạng dị ứng của bạn cũng trở nên nặng hơn.

Người có cơ địa dị ứng dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm

Stress

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy một người thường có những biểu hiện căng thẳng, lo âu dù là nhẹ cũng có thể làm cho bệnh dị ứng càng trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do căng thẳng, stress kéo dài có thể làm tăng mức độ viêm trong cơ thể và làm cơ thể nhạy cảm hơn với các tác nhân dị ứng. Stress là nguyên nhân gây nên tình trạng mất nước ở da, làm giảm quá trình hấp thụ, khử độc của da, chính vì thế da trở nên thô ráp, xấu xí, không giải độc được và việc mắc các bệnh dị ứng ngoài da là điều khó tránh khỏi. Giảm bớt căng thẳng không có tác dụng chữa trị dị ứng nhưng nó có thể giúp giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra.

Stress kéo dài làm cơ thể nhạy cảm hơn với các tác nhân dị ứng

Tuổi tác

Sự lão hóa hệ thống miễn dịch ở người già gây ra những thay đổi đặc hiệu trong các loại tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch. Đối với các tế bào bón hay còn gọi là tế bào Mast (mast cell), một loại tế bào chính tham gia vào các phản ứng dị ứng, lão hóa làm giảm sự mất hạt (degranulation) của tế bào bón và gây rối loạn sự điều hòa chức năng của hệ miễn dịch và làm phản ứng dị ứng nặng hơn.

Thanh Tú H+ (Theo Preven)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp