Sử dụng smartphone quá nhiều có thể gây đau nhức ở các ngón tay, cổ tay
Mê chơi ipad, smartphone, tivi... bé 2 tuổi nhập viện vì bị tự kỷ
Trả lời bài trắc nghiệm này để biết bạn có nghiện smartphone không?
Không chỉ đi ô tô, dùng smartphone vẫn gây ra... say tàu xe
Smartphone có thể khiến trẻ nói kém hơn
Đau ngón tay (Text claw)
Là thuật ngữ miêu tả tình trạng co thắt và đau ngón tay do liên tục nhắn tin, chơi game, vuốt màn hình điện thoại. Việc dùng tay gõ liên tục vào màn hình điện thoại có thể gây ra chấn thương do những vận động có tính chất lặp đi lặp lại. Chấn thương này khiến bạn bị ngứa ran tay, tê ngón tay hoặc biến dạng ở bàn tay và cổ tay.
Dùng điện thoại thường xuyên khiến nhiều người bị đau ngón tay
Đau cổ (Text neck)
Đây là thuật ngữ để chỉ triệu chứng đau cổ do người sử dụng liên tục cúi đầu nhìn xuống màn hình điện thoại. Theo một bài báo được đăng trên Tạp chí Spine của Mỹ vào tháng 6 năm 2017 thì Text neck là căn bệnh của thời hiện đại.
Nếu không được giải quyết, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho xương, cơ hoặc thậm chí là dây thần kinh. Nặng hơn nữa, nó có thể gây rối loạn vận động.
Dùng điện thoại sai tư thế có thể gây đau cổ
Cong ngón tay út (Smartphone pinky)
Giữ điện thoại di động trên tay cả ngày có thể gây biến dạng ngón tay út. Ngón tay biến dạng thường không gây đau đớn nên ít người để ý đến tình trạng này. Tuy nhiên, về lâu dài nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Đau khuỷu tay (Cell phone elbow)
Là tình trạng đau nhói hoặc bị tê ở khuỷu tay do dùng tay giữ điện thoại quá lâu. Nếu tình trạng này không được giải quyết kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến xương khớp. Trong thực tế, nó có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay hoặc hội chứng đường hầm khuỷu tay. Một cuộc khảo sát được thực hiện ở Anh bởi O2 (một đơn vị cung cấp dịch vụ di động) thì 40% người bị đau ngón tay cái phải dành thời gian nghỉ ngơi để tay có thể hồi phục lại.
- Nghỉ ngơi - dành thời gian cho gia đình và bạn bè thay vì smartphone
- Bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ khi dùng điện thoại như tai nghe, loa...
- Thay đổi tư thế dùng điện thoại liên tục
- Sử dụng tai nghe khi nói chuyện trên điện thoại thông minh
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng nếu cơn đau xảy ra
- Nếu cơn đau vẫn còn dai dẳng, bạn nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị.
Bình luận của bạn