Nồng độ Cortisol tăng cao có thể khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực
Chữa bệnh Cushing bằng hạt cây kế sữa
Tự ý tiêm corticoid, bé 5 tuổi nhập viện vì bị suy thượng thận
Nên kiểm tra nồng độ testosterone vào thời điểm nào?
5 loại quả bạn nên ăn nếu bị cholesterol cao
1. Tăng cân đột ngột
Tăng cân là triệu chứng đầu tiền khi nồng độ Cortisol tăng cao. Lúc này, chất béo tích tụ ở những vị trí như vai, ngực, lưng. Đặc biệt, khi các vị trí khác tích mỡ nhưng chân và tay bạn lại gầy gò.
Nồng độ Cortisol tăng cáo có thể khiến bạn tăng cân đột ngột dẫn tới béo phì
2. Các vấn đề về da
Nồng độ Cortisol tăng cao cũng ảnh hưởng tới làn da của bạn với một số triệu chứng như:
- Nổi mụn trứng cá.
- Xuất hiện những vết bầm tím ở ngực, bụng và đùi.
- Bạn dễ bị bầm tím hơn.
- Da mặt sưng, tóc nhanh dài hơn.
3. Các vấn đề về xương, cơ
Cortisol tăng cao cũng có thể ảnh hưởng đến cơ và xương. Cấu trúc xương trở nên yếu và dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở xương sườn và cột sống.
Đau cột sống hay xương sườn cũng có thể do nồng độ Cortisol tăng cao
4. Rối loạn hệ miễn dịch
Cortisol cao có thể gây chết tế bào và khiến hệ miễn dịch tấn công ngược lại cơ thể. Bạn có thể gặp một số triệu chứng phổ biến nhất như hen suyễn và dị ứng. Một số vấn đề nghiêm trọng hơn mà bạn có thể gặp phải như: bệnh Lupus, đau cơ, bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng)...
Nồng độ Cortisol tăng cao có thể làm rối loạn hệ miễn dịch của bạn
5. Tâm trạng thay đổi, trầm cảm
Nghiên cứu chứng minh rằng nồng độ Cortisol tăng cao làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho não và cũng giảm lượng glucose. Điều này làm cho một số tế bào não không hấp thụ được glucose và chết đi.
Khi tế bào não chết, bạn sẽ thay đổi tâm trạng liên tục và bất ngờ suốt cả ngày. Trong một số trường hợp, bạn sẽ lo lắng và xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm.
6. Mệt mỏi và mất ngủ
Bình thường, nồng độ Cortisol trong cơ thể tăng vào khoảng 8 giờ sáng để kích thích cơ thể hoạt động nhưng khi Cortisol tăng cao cả ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Trong trường hợp Cortisol tăng cao, lượng hormone sẽ hoạt động vào cả ban đêm và khiến cho bạn mất ngủ, khó ngủ hơn.
Hạn chế uống cà phê: Caffeine có xu hướng làm tăng mức độ cortisol trong máu ít nhất 30% trong vòng một giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiệu ứng có thể kéo dài trong 18 giờ. Nếu bạn muốn giảm nồng độ Cortisol, hãy ngừng uống cà phê.
Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng khối lượng cơ và tăng sản xuất serotonin, dopamine làm giảm nguy cơ lo âu và trầm cảm. Tập thể dục không chỉ giúp bạn đốt cháy năng lượng dư thừa mà còn giảm Cortisol hiệu quả.
Ổn định lượng đường trong máu: Kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn của bạn bằng cách dùng các bữa ăn có chứa nhiều carbonhydrates, chất xơ và protein. Bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin B, kẽm, vitamin C, magne, calci, crom...
Bình luận của bạn