Bệnh tiêu hóa: Cẩn thận không nhầm lẫn và chủ quan

Đau tức bụng là triệu thường gặp của Crohn nói riêng và các bệnh lý về tiêu hóa nói chung

Probiotics: "Bạn đồng hành" của miễn dịch, tiêu hóa

Bé bị tiêu chảy: Nên uống men tiêu hóa hay men vi sinh?

Cách phân biệt các bệnh tiêu hóa

Bé hết tiêu chảy rồi táo bón do mẹ chẳng hiểu bụng con!

Nguyên nhân nào gây bệnh Crohn?

Đau bụng, tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất của Crohn. Ngoài ra, chảy máu trực tràng, sút cân, viêm khớp, các bệnh về da, thiếu máu, sốt cũng có thể xảy ra. Đáng lưu ý, các triệu chứng có thể đến và đi theo từng thời điểm và mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân.

Cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị bệnh Crohn, nhất là đối tượng có người thân trong gia đình mắc bệnh. Theo ước tính, khoảng 20% người mắc bệnh Crohn có cha mẹ hoặc anh chị em có các triệu chứng tương tự. Bệnh Crohn cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thống kê cho thấy, hầu hết các bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng ở độ tuổi từ 15 - 35.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, một số giả thiết chỉ ra rằng, bệnh Crohn là một phản ứng tự miễn dịch với các chất bình thường ở ruột (như lợi khuẩn và thức ăn). Hiểu đơn giản, khi mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ nhầm tưởng các chất bình thường ở ruột là tác nhân gây hại cho cơ thể và sẽ tấn công, tiêu diệt. Mặt khác, một số nhà khoa học lại cho rằng, những bất thường trong di truyền mới là thủ phạm đích thực gây ra căn bệnh này.

Bệnh Crohn được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh Crohn đang gặp phải nhiều khó khăn do chưa có phương pháp xét nghiệm đặc hiệu. Thay vào đó, các bác sỹ thường phải cho bệnh nhân thực hiện kết hợp một số xét nghiệm để loại trừ dần các bệnh lý có triệu chứng tương tự như bệnh Crohn. Đó có thể là xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh liên quan đến thiếu máu và nhiễm trùng. Xét nghiệm máu trong phân, chụp X-quang, nội soi… để kiểm tra các bệnh lý liên quan hệ thống tiêu hóa.

Việc chẩn đoán Crohn đang gặp phải nhiều khó khăn do chưa có phương pháp xét nghiệm đặc hiệu

Crohn gây biến chứng nguy hiểm

Về lâu dài, bệnh Crohn có thể hủy hoại hệ tiêu hóa, làm ruột bị rò, gây ra các vết nứt trong đường ruột. Hơn nữa, bệnh này còn ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể từ đường tiêu hóa. Vô hình chung, sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể góp phần vào các biến chứng do Crohn không liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm viêm khớp, các bệnh về da, viêm ở mắt hoặc miệng, sỏi thận, sỏi mật, bệnh gan…

Vậy điều trị Crohn ra sao?

Tùy thuộc tình trạng tiến triển của bệnh mà mỗi người sẽ có phương thức điều trị khác nhau. Nhìn chung, các liệu pháp điều trị có thể là thay đổi lối sống, sử dụng thuốc men, bổ sung dinh dưỡng và thực hiện phẫu thuật.

Thuốc điều trị có thể bao gồm các loại thuốc chống viêm, cortisone hay steroid. Bổ sung dinh dưỡng có thể cần thiết để bù đắp sự bất lực của ruột trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào xác định được loại thực phẩm cụ thể gây ra bệnh Crohn nhưng theo một số bệnh nhân Crohn, triệu chứng của họ đã được cải thiện nhờ hạn chế các loại thực phẩm sử dụng nhiều gia vị, sữa, bia rượu và các loại hạt.

Phẫu thuật có thể cần thiết để làm giảm triệu chứng hoặc để điều trị các vấn đề về ruột nghiêm trọng hơn như thủng, áp xe hoặc chảy máu trong ruột. Tuy nhiên, ngay cả sau khi phẫu thuật, vẫn có một tỷ lệ nhỏ tái phát các triệu chứng.

Ngoài ra, những thói quen lành mạnh như có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên và quản lý căng thẳng cũng rất cần thiết với bệnh nhân mắc bệnh. Trong khi đó, những thói quen xấu, như hút thuốc và uống rượu quá mức sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa