Cortisol là loại hormone được tiết ra khi căng thẳng
Mắt giật liên tục: Thông thường, co giật mắt là vô hại, nhưng thường là dấu hiệu vật lý đầu tiên cho thấy căng thẳng đang gây ảnh hưởng.
Đầy hơi: Mặc dù hormone cortisol có lợi, nhưng nếu tiết quá nhiều có thể làm mất cân bằng muối và nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tích nước và đầy hơi.
Bầm tím không rõ nguyên nhân: Cortisol có thể làm suy yếu cấu trúc protein của da, khiến lớp biểu bì trở nên mỏng manh và dễ bị tổn thương. Đồng thời, cortisol còn làm tổn thương các mạch máu nhỏ, khiến da trở nên nhạy cảm và dễ xuất hiện các vết bầm tím.
Rụng tóc: Cortisol tăng cao có thể dẫn đến rụng tóc bằng cách buộc các tế bào gốc nang tóc rơi vào giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài, ngăn cản tóc mới mọc.
Suy giảm thị lực: Khi cortisol tăng đột biến, nó có thể làm gián đoạn lưu lượng máu từ mắt đến não, dẫn đến các vấn đề về thị lực. Cortisol tăng cao cũng có thể làm tăng áp lực bên trong mắt, theo thời gian, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.
Khó tập trung: Căng thẳng mạn tính làm tăng mức cortisol gây suy giảm trí nhớ, khó tập trung. Ngoài ra, hormone này còn làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng khác như dopamine và serotonin, làm suy yếu thêm chức năng nhận thức.
Ù tai: Nồng độ cortisol tăng cao có thể gây rối loạn hệ thống thính giác, ảnh hưởng đến lưu lượng máu, chức năng thần kinh và tình trạng viêm.
Nhiệt độ cơ thể bất thường: Sự gia tăng đột ngột nồng độ cortisol có thể gây ra sự rối loạn trong cơ chế phản ứng của não bộ đối với estrogen, dẫn đến những cơn bốc hỏa bất ngờ, ngay cả khi hàm lượng estrogen trong cơ thể ở mức bình thường.
Đau ngực không rõ nguyên nhân: Nồng độ cortisol cao có thể làm tăng huyết áp, thu hẹp động mạch và phá vỡ nhịp tim, làm tăng nguy cơ đau ngực.
Kiệt sức: Cortisol đạt đỉnh tự nhiên vào buổi sáng để giúp bạn thức dậy và tỉnh táo, sau đó giảm vào buổi tối để báo hiệu đã đến lúc thư giãn. Căng thẳng liên tục sẽ làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể.