Phình động mạch chủ phần lớn xảy ra ở vùng bụng
Làm thế nào để phòng ngừa chứng phình động mạch?
Phát hiện sớm bệnh lý phình động mạch chủ bụng
Cứu sống cụ ông bị phình động mạch chủ bụng
Phình động mạch - “bom hẹn giờ” trong não
Phình động mạch xảy ra như thế nào?
Phình động mạch là tình trạng động mạch phình lên giống một quả bóng bay với nhiều kích thước. Nó xảy ra khi một đoạn của động mạch chủ có trương lực yếu và phồng lên.
Động mạch chủ là một mạch máu lớn có thể vận chuyển máu tới tim và các phần khác của cơ thể. Chứng phình động mạch chủ có thể phát triển ở bất cứ đoạn nào dọc theo động mạch chủ, nhưng phần lớn xảy ra ở vùng bụng gọi là chứng phình động mạch chủ bụng. Ngoài ra, còn gặp phình động mạch chủ cung cấp máu cho não gọi là phình mạch não, hoặc phình động mạch chủ bên trong lồng ngực (phình mạch động mạch chủ ngực).
Phình động mạch chủ bụng và phình động mạch chủ ngực
Trong phình động mạch chủ, có một tình trạng gọi là bóc tách (hoặc lóc tách) động mạch chủ rất nguy hiểm. Bóc tách động mạch chủ là tình trạng các lớp của thành động mạch bị tách ra hoặc bị rách khiến cho dòng máu chảy giữa các lớp này và khiến chúng càng tách ra xa hơn. Nó có thể gây rách toàn bộ thành động mạch dẫn đến chảy máu ồ ạt và bệnh nhân tử vong nhanh chóng. Phình tách động mạch chủ được phân loại dựa vào vị trí nó xuất hiện trong động mạch chủ. Type A xảy ra ở động mạch đi lên, đó là một bộ phận của động mạch chủ bắt đầu từ buồng dưới bên trái của tim (tâm thất trái) và kéo dài đến phần uốn cong của động mạch chủ (cung động mạch chủ). Type B xảy ra ở động mạch chủ đi xuống, là một bộ phận của động mạch chủ bắt đầu từ sau cung động mạch chủ cho đến cuối bụng.
Nguyên nhân gây phình động mạch chủ? Ai có nguy cơ?
Nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng phình động mạch chủ hiện nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, nó có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như: Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hút thuốc, vết thương sâu, chấn thương hoặc nhiễm trùng mạch máu, các dị tật bẩm sinh, các bệnh di truyền như hội chứng Marfan (biến dị nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến các mô liên kết trong cơ thể)...
Làm thế nào để phát hiện phình động mạch?
Phình động mạch chủ có thể được phát hiện bởi X-quang ngực, siêu âm tim hoặc bụng. Để cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn về động mạch chủ, bác sĩ có thể tiến hành chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ.
Điều trị và phòng ngừa thế nào?
Phình động mạch chủ và bóc tách động mạnh cần điều trị cấp cứu tại bệnh viện. Không ít bệnh nhân phải trải qua những ca đại phẫu mới có thể giữ được mạng sống và phải điều trị suốt đời sau đó.
Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa với việc thay đổi lối sống: Kiểm soát tốt huyết áp, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, giảm cholesterol và chất béo trong chế độ ăn uống.
Bình luận của bạn