- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bạn tầm soát được chứng phình động mạch
Phình động mạch - “bom hẹn giờ” trong não
Hồi sinh nhờ phương pháp bít túi phình động mạch não bằng lò xo
Biến chứng nguy hiểm của chứng phình động mạch chủ
Điều trị phình động mạch chủ ngực bằng kỹ thuật mới
1. Chủ động tầm soát
Tìm hiểu lịch sử gia đình: Nếu có ít nhất hai thành viên trong gia đình có tiền sử phình động mạch, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, nên đi kiểm tra sớm để các bác sỹ có thể tư vấn và hướng dẫn bạn chi tiết cách tầm soát bệnh.
Nhận biết những triệu chứng của chứng phình động mạch: Nếu bạn bị đau mắt (đặc biệt là cảm giác đau từ phía sau mắt) và thị lực giảm sút, cần đi khám ngay lập tức và yêu cầu được chụp quét não.
Tìm hiểu các kỹ thuật chụp quét não: Có rất nhiều kỹ thuật chụp cho bạn lựa chọn. Nói chung, với chứng phình động mạch, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn chụp não với các kỹ thuật như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), thử nghiệm dịch não tủy hoặc chụp mạch não.
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bác sỹ của bạn phát hiện thấy có sự bất thường sau khi chụp quét não hoặc nếu bạn lo ngại về khả năng mình bị chứng phình động mạch do có các triệu chứng trước đó, có thể bạn sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia. Lúc này, các chuyên gia có thể yêu cầu các xét nghiệm sâu hơn về giải phẫu thần kinh để có thêm thông tin chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
2. Có lối sống lành mạnh
Bỏ hút thuốc: Ngoài việc tăng nguy cơ phát triển bệnh khí thũng phổi và ung thư, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ phát triển chứng phình động mạch. Bạn có thể cần sự giúp đỡ của bác sỹ để có thể bỏ được thói quen hút thuốc. Cũng cần lưu ý, tránh hít phải khói thuốc lá thụ động.
Không uống nhiều rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm suy yếu thành mạch máu, từ đó gia tăng nguy cơ phát triển chứng phình động mạch.
Sử dụng thuốc đúng cách: Lạm dụng thuốc được kê đơn hay không kê đơn đều có thể dẫn đến tình trạng viêm trong các mạch máu dẫn đến hình thành chứng phình động mạch.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Áp dụng một chế độ ăn uống với nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc và các nguồn protein thực vật là lựa chọn số một để phòng ngừa chứng phình động mạch. Tránh các chất béo dư thừa, cholesterol, natri và đường.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa chứng phình động mạch
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp bạn giữ được trọng lượng ổn định mà còn giúp tránh được chứng phình động mạch có thể xảy đến với bạn.
Theo dõi sức khỏe tổng thể: Yếu tố quan trọng để tránh chứng phình động mạch là đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi cân nặng, cholesterol, đường huyết và huyết áp của bạn.
3. Quản lý stress
Học cách nhận ra các căng thẳng trong cuộc sống: Nếu bạn muốn giảm bớt căng thẳng xuất hiện nhiều trong cuộc sống, hãy bắt đầu bằng việc học nhận biết các tác nhân gây căng thẳng, nó bao gồm các mối quan hệ, công việc, gia đình, vấn đề tài chính hoặc chấn thương.
Dành thời gian nghỉ ngơi: Kể cả khi bạn vẫn còn cả núi công việc phải làm, hãy dành cho mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp bạn quản lý được stress và tăng hiệu suất khi quay trở lại làm việc.
Tham gia vào những sở thích giúp thư giãn và khỏe mạnh: Khi bị stress, cách tốt nhất là tham gia những hoạt động mà bạn yêu thích. Đó có thể là các bộ môn thể dục thể thao như đi bộ đường dài, đi xe đạp, cầu lông, bơi lội… hoặc tham gia vào một lớp học dạy nhạc cụ, dạy yoga.
Thiền định: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền định giúp tâm trí con người được bình tĩnh, từ đó có tác dụng chống lại stress. Đơn giản chỉ cần ngồi lặng lẽ trong hoặc ngoài trời từ 20 - 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Ngoài ra, ngắm hoàng hôn hoặc bình minh cũng là một cách để thư giãn bản thân và loại bỏ stress.
Bình luận của bạn