Những điều cần biết cho người bị thiếu máu

Bệnh thiếu máu không chỉ là thiếu sắt, đó cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm khác

“Siêu cấp” dinh dưỡng từ gan động vật

Hệ lụy từ thiếu máu do suy thận mạn tính

Tăng nguy cơ tử vong vì thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn

Thiếu máu ăn gì?

Bị thiếu máu do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu, trong đó thiếu máu do thiếu chất sắt chiếm tỷ lệ 25 – 35%. Bệnh xảy ra do bệnh nhân bị mất máu lâu ngày, như trường hợp phụ nữ mất máu nhiều khi hành kinh, bệnh nhân bị ung thư đại tràng mất máu do chảy rỉ rả trong thời gian dài, bệnh nhân bị bệnh giun móc… Do bệnh mạn tính cũng chiếm tỷ lệ 25 – 35% các trường hợp thiếu máu. 
Một số bệnh mạn tính ở gan, thận, tuyến nội tiết… cũng gây thiếu máu. Do tan huyết và tủy xương không tạo đủ tế bào máu chiếm 15%. Do bệnh myelodysplasia (10%); bệnh thalassemia (5 – 10%); các bệnh khác (5-10%) như bệnh thiếu vitamin B12, thiếu acid folic.
Hơn nữa, xu hướng ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn khiến cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng, dẫn đến thiếu máu
Triệu chứng ở người bị thiếu máu
Ngoài những dấu hiệu như cơ thể yếu đi và thiếu năng lượng, các triệu chứng của thiếu sắt làm cho thiếu máu bao gồm nhịp tim nhanh và mạnh, huyết áp thấp, đau bụng kinh dữ dội, chảy máu nhiều và đau chủ yếu ở phía trán.
Một số người bị thiếu máu cũng có thể bị giảm sự thèm ăn và xáo trộn giấc ngủ, gây ra khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Lâu dần có thể bị đau bụng và suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
Khi thiếu máu, lưỡi có thể bị đau, sáng bóng và có màu đỏ; Tóc trở nên giòn và dễ gãy hơn; Móng tay cũng trở nên giòn và mỏng, có thể có màu trắng xuất hiện bên trong. Đây cũng là những dấu hiệu lộ ra bên ngoài khi bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. 
Móng tay cũng trở nên giòn và mỏng, có thể có màu trắng xuất hiện bên trong
Biểu hiện ở những người thiếu máu khác nhau, có thể đến sớm hoặc muộn, nhanh hay chậm, có khi không có triệu chứng rõ rệt. Thường khi chỉ số hemoglobin (Hb) xuống dưới 7 gr/dl, người bệnh sẽ thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực. Khi người bệnh trông xanh xao, nhìn không còn rõ, ngất xỉu, tim đập nhanh nên mau chóng thăm khám và chữa trị ngay.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu
Với người bị thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng hợp lý là biện pháp an toàn và hiệu quả để nhanh chóng giảm các triệu chứng. 
Khuyến nghị dinh dưỡng đối với những người thiếu máu: 
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và acid folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và các loại rau lá xanh.
- Cung cấp vitamin C cho cơ thể: Ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh… giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn.
Những loại quả giàu vitamin C giúp hấp thu chất sắt tốt hơn
- Dùng đồ nấu bằng gang khi nấu ăn sẽ tốt hơn cho những người bị thiếu máu.
- Không hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc.
Lưu ý: Không phải bổ sung sắt càng nhiều sẽ càng tốt, nếu nạp quá nhiều chất sắt vào cơ thể dễ có nguy cơ gây ung thư, hoặc nhẹ hơn là tổn thương các cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, đau tim, đặc biệt là ở người già. Hơn nữa, nếu sử dụng viên sắt bổ sung thì nên uống khi ăn no để tránh gây hại cho dạ dày. Để sử dụng đúng và đủ liều lượng, tốt nhất nên tham vấn ý kiến của bác sỹ chuyên khoa. 
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học