Có nên bổ sung crom không?
Có cần bổ sung crom cho cơ thể không?
Lưu ý khi sử dụng TPCN chứa crom cho bệnh đái tháo đường
Lợi ích mới khi bổ sung glucosamine: Không chỉ dưỡng khớp, mà còn khỏe tim
Bí quyết chọn mua sản phẩm bổ sung probiotic chất lượng
Các triệu chứng thiếu crom
Crom là khoáng chất thiết yếu hỗ trợ vai trò của insulin - một loại hormone quan trọng đối với việc hấp thụ và lưu trữ glucose (đường trong máu). Vậy nên, tiêu thụ quá ít crom có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng bắt chước bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như sút cân, giảm dung nạp glucose, bệnh thần kinh đái tháo đường, lo lắng, mệt mỏi và yếu cơ. May mắn thay, cơ thể ít khi bị thiếu hụt crom và hầu hết các trường hợp này thường gặp ở những bệnh nhân ăn uống qua phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng (như ăn qua ống thông). Để giải quyết sự thiếu hụt này, crom thường được thêm vào công thức tiêm tĩnh mạch.
Một số người cho rằng người cao tuổi có thể cần nhiều crom hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Kristi King tới từ Đại học Baylor (Mỹ), đây chỉ là một giả thuyết, khó xác định được cơ thể có thiếu hụt crom hay không thông qua các xét nghiệm máu, bởi lẽ crom được lưu trữ trong gan, lá lách, mô mềm và xương.
Có nên bổ sung crom từ thực phẩm chức năng?
Nếu đang có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đa dạng, bạn không cần bổ sung crom từ thực phẩm chức năng. Bổ sung crom không cần thiết trừ khi bạn được bác sỹ yêu cầu.
Một số người cho rằng crom có thể hỗ trợ giảm cân hoặc tăng cường hiệu suất, nhưng có rất ít nghiên cứu chứng minh độ xác thực của những tuyên bố này. Chuyên gia dinh dưỡng Melissa Majumda khuyến cáo bạn chưa thể biết được loại crom nào là tốt nhất cho cơ thể. Có một số dấu hiệu cho thấy rằng crom clorua có sinh khả dụng (liều lượng được cơ thể hấp thụ và sử dụng) kém, trong khi đó crom picolainate và crom nicotinate có tính sinh khả dụng cao hơn.
Nếu bạn uống vitamin tổng hợp hàng ngày, sản phẩm này thường bao gồm cả crom. Nói chung, khi tiêu thụ quá 40mcg crom mỗi ngày, cơ thể sẽ bài tiết nó qua đường nước tiểu. Vì vậy, bạn nên tập trung vào các thực phẩm giàu crom như táo, chuối và bông cải xanh.
Crom giúp ích gì cho bệnh nhân đái tháo đường?
Có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của crom trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường type 2, bởi vì khoáng chất này là một trong những yếu tố chính cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate. Một số người dùng thêm crom để giúp kiểm soát đường huyết vì nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của insulin. Sự thiếu hụt crom gây cản trở khả năng sử dụng glucose của cơ thể và làm tăng nhu cầu sử dụng nhiều insulin hơn.
Hiện có rất nhiều mâu thuẫn xung quanh tác dụng này của crom.
Một nghiên cứu cho thấy rằng crom picolinate có thể giúp một số người mắc bệnh đái tháo đường cải thiện xét nghiệm A1C, dung nạp glucose và sản xuất insulin. Nhưng hiện tại không có đủ bằng chứng liên quan đến khuyến nghị bổ sung crom an toàn và hiệu quả.
Mặt khác, chuyên gia Majumdar cho hay một báo cáo dựa trên 41 nghiên cứu liên quan đến việc bổ sung crom không có tác dụng đáng kể đối với chuyển hóa glucose. Hiện vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng nào đủ lớn để kiểm tra tính hiệu quả của khoáng chất này trong việc điều trị đái tháo đường. Cần lưu ý rằng trong một số nghiên cứu, bổ sung crom cũng thể hiện các lợi ích nhất định khi được kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường truyền thống.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cũng đồng ý với quan điểm trên. Không có bằng chứng rõ ràng nào chứng minh việc sử dụng crom thường xuyên có thể kiểm soát đường huyết, cũng không có lý do chính đáng nào để tự ý bổ sung vitamin và khoáng chất trừ khi bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Bổ sung crom có thể giúp giảm cân?
Đây là một quan điểm vô căn cứ. Hơn 20 nghiên cứu cho thấy không có thay đổi đáng kể về khối lượng cơ thể hoặc thành phần cơ thể đối với những người bổ sung 200 - 1.000mcg crom mỗi ngày.
Một số lưu ý
Người trưởng thành tiêu thụ 25 - 45mcg crom mỗi ngày là an toàn. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều hơn 1.000mcg crom mỗi ngày có thể làm giảm độ nhạy insulin và theo thời gian, có thể gây tổn thương thận hoặc gan.
Trước khi bạn quyết định bổ sung crom, hãy tham vấn bác sỹ.
Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể phản ứng với crom. Thuốc kháng acid, Corticosteroid, thuốc ức chế H2 và thuốc ức chế bơm proton làm thay đổi độ acid của dạ dày và có thể làm giảm sự hấp thụ crom.
Ngược lại, các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các chất ức chế Prostaglandin, như Ibuprofen, Naproxen và Sspirin, nên được dùng với crom vì chúng có thể tăng cường hiệu quả của nhau.
Bình luận của bạn