- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Xét nghiệm dung nạp glucose là xét nghiệm giúp phát hiện bệnh đái tháo đường
Căng thẳng có thể khiến bạn mắc đái tháo đường?
Giấc ngủ trưa dài có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường type 2
Mẹ bầu bị đái tháo đường nên ăn gì?
Một số acid béo làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2 ở phụ nữ
Xét nghiệm dung nạp Glucose
Một xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện bệnh đái tháo đường. Nếu xét nghiệm cho thấy, bạn đang có khả năng bị đái tháo đường, bạn cần có một xét nghiệm về dung nạp glucose chẩn đoán cuối cùng.
Ở người khỏe mạnh, lượng đường sẽ tăng lên sau khi ăn và trở lại bình thường sau khi glucose được sử dụng hoặc được lưu trữ trong cơ thể. Một xét nghiệm dung nạp glucose có thể tìm ra được mức đường trong máu và phát hiện ra tình trạng của bạn.
Các xét nghiệm dung nạp glucose được sử dụng để đo sự phản ứng của cơ thể với glucose. Có thể được sử dụng để sàng lọc bệnh đái tháo đường type 2. Đối với thử nghiệm này, các mức độ glucose trong máu được so sánh trước và sau khi uống nước có đường.
Xét nghiệm máu giúp cung cấp những kết quả để chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Trước ngày kiểm tra, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8-12 tiếng. Một mẫu máu sẽ được lấy trước khi thử nghiệm bắt đầu, để cung cấp kết quả so sánh. Sau đó, họ được yêu cầu uống một thức uống có đường (glucose và nước), thời gian chính xác có thể khác nhau, nhưng một mẫu máu có thể được thực hiện mỗi 30-60 phút trong thời gian là 2 giờ.
Những kết quả của các mức đường máu khác nhau:
- Dưới 140mg/dL: Bình thường
- 140-199mg/dL: Giảm dung nạp glucose hay tiền đái tháo đường
- Trên 199mg/dL: Bệnh đái tháo đường
Nếu kết quả kiểm tra cho ra bệnh đái tháo đường, bác sỹ có thể sẽ cho bạn thử nghiệm lại vào một ngày khác, hoặc sử dụng thêm một thử nghiệm khác để xác định chẩn đoán.
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm dung nạp glucose. Để cho ra kết quả đáng tin cậy, người bệnh cần không có bất kỳ chứng bệnh nào khác, đang không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ không được điều trị hoặc kiểm soát kém có thể gây ra lượng đường trong máu cao ở trẻ. Nếu họ xác định có nguy cơ hoặc cần thử nghiệm thêm nữa cho bệnh đái tháo đường thai kỳ, có thể đi kiểm tra lượng đường trong máu từ tuần 24 – 28 của thai kỳ. Yếu tố nguy cơ bao gồm: béo phì, tiền sử đái tháo đường, có điều kiện ý tế liên quan đến sự phát triển đái tháo đường…
Ít nhất trong 3 ngày trước khi xét nghiệm dung nạp glucose, phụ nữ chỉ nên sử dụng khoảng150mg carbohydrate. Họ được hướng dẫn không ăn hoặc không uống bất cứ thứ gì ngoài nước trong suốt 14 giờ trước khi thử nghiệm. Bác sỹ sẽ lấy một mẫu máu để thực hiện đo đường huyết lúc đói. Sau đó, họ được uống 1 dung dịch glucose và được kiểm tra mức độ đường trong máu sau 3 giờ. Sau đó so sánh kết quả đo được.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, lượng đường trong máu như dưới đây là bất thường:
- Nhịn ăn: 95mg/dL hoặc cao hơn
- Sau 1 giờ: 180mg/dL hoặc cao hơn
- Sau 2 giờ: 155mg/dL hoặc cao hơn
- Sau 3 giờ: 140 mg/dL hoặc cao hơn
Nếu kết quả kiểm tra của bạn là bất thường, bác sỹ sẽ đề nghị bạn một kế hoạch ăn uống nhất định và kiểm tra trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu 2 hoặc nhiều hơn kết quả bất thường, phụ nữ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ và bắt đầu được điều trị.
Rủi ro và tác dụng phụ của các xét nghiệm dung nạp glucose
Trong quá trình kiểm tra, một số người có thể cảm thấy buồn nôn, choáng váng, khó thở, đổ mồ hôi… Hầu hết mọi người không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Những rủi ro nghiêm trọng hơn nhưng ít phổ biến bao gồm: Chảy máu quá nhiều, ngất xỉu, máu tụ dưới da, nhiễm trùng, …
Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm. Theo Viện nghiên cứu bệnh Đái tháo đường Mỹ, nó ảnh hưởng đến hơn 380 triệu người trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, suy thận, suy tim, đột quỵ…
Hiện nay chưa có cách để chữa trị đái tháo đường, bởi vậy phát hiện sớm và điều trị sớm vẫn là cách tốt nhất. Bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để ổn định đường huyết, rèn luyện thể dục thường xuyên với những động tác nhẹ nhàng, phù hợp để giữ gìn sức khỏe.
Khi được chẩn đoán bị rối loạn dung nạp glucose hoặc tiền đái tháo đường, bạn vẫn có khoảng 70% cơ hội tiền đái tháo đường không tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2 nếu ổn định đường huyết. Có rất nhiều cách giúp bạn kiểm soát đường huyết như thay đổi lối sống, tích cực tập thể dục, ăn uống khoa học, giảm cân... Sử dụng thêm các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn... cũng là giải pháp hiệu quả được nhiều người lựa chọn.
Ngọc Hoa H+ (Theo Medicalnewstoday)
Bình luận của bạn