Đái tháo đường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Mẹ bầu đã học cách vệ sinh rốn an toàn cho con chưa?
Mẹ bầu cần biết: Những nguyên nhân gây chảy máu thai kỳ
Mẹ bầu bổ sung đủ acid folic, bé giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh
Dấu hiệu tiền sản giật mẹ không nên bỏ qua
Khoai lang
Khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và kiểm soát lượng đường trong máu
Do có vị ngọt và nhiều tinh bột nên khoai lang thường bị nhiều mẹ bầu loại khỏi thực đơn của mình vì sợ nhiều đường khiến tăng cân nhanh. Tuy nhiên, nếu biết cách chế biến thì khoai lang còn có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và kiểm soát lượng đường trong máu. Chính vì vậy, việc ăn khoai lang đều đặn hàng ngày cũng là biện pháp giúp phụ nữ mang thai phòng bệnh đái tháo đường rất hiệu quả nhờ chất beta caroten có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, đồng thời hàm lượng chất xơ hoà tan sẽ giúp cơ thể bà bầu hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu. Cần lưu ý là bà bầu bị đái tháo đường thì chỉ nên ăn khoai lang nướng hoặc chiên cả vỏ và không nên ăn luộc và hấp.
Rong biển
Rong biển tốt cho người bị đái tháo đường trong thai kỳ
Hàm lượng vitamin, protein, carotene… trong rong biển tương đối phong phú, đặc biệt chứa rất ít đường nên có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt, một thành phần quan trọng trong rong biển là alginate có tác dụng hỗ trợ cơ thể sản xuất lượng insulin cần thiết để tăng cường kiểm soát và chuyển hóa máu thành năng lượng, nhờ vậy có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Rong biển có thể chế biến thành nhiều món ăn chay, mặn khác nhau. Đặc biệt, rong biển nấu canh rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
Hành tây tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu
Trong hành tây có chứa nhiều hợp chất tự nhiên có tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống viêm, chống hen suyễn… đồng thời, có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp và phóng thích insulin ở tuyến tuỵ làm hạ đường huyết trong máu. Mẹ bầu có thể chế biến hành tây thành nhiếu món ăn như: Hành tây xào thịt, hành tây luộc… đều rất tốt cho sức khoẻ.
Râu ngô
Uống nước râu ngô còn làm hạ đường huyết
Râu ngô chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể. Uống nước râu ngô còn làm hạ đường huyết. Rất đơn giản, mỗi ngày các mẹ dùng 40-50g râu ngô đun cùng 2 lít nước, uống trong ngày.
Mướp đắng có khả năng kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả
Thành phần charatin trong mướp đắng có khả năng kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Không chỉ đái tháo đường thai kỳ, các chuyên gia cũng khuyến cáo những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường mạn tính cũng nên thêm mướp đắng vào thực đơn mỗi ngày. Cũng có thể phơi khô, rồi hãm uống như trà. Tuy nhiên, mướp đắng có tính hàn, nên có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đau dạ dày… Vì vậy, bà bầu cần hết sức cẩn thận, hãy thử ăn ít một để thử phản ứng của cơ thể.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ giúp giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng
Mộc nhĩ chứa nhiều polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng protein, carotene, vitamin, chất sắt, natri, kali, calci và các khoáng chất khác trong mộc nhĩ cũng tương đối cao nên không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Để tránh nhàm chán, người bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể chế biến đa dạng các món ăn từ mộc nhĩ như: Canh mộc nhĩ, mộc nhĩ nấu thịt heo, cháo mộc nhĩ trứng chim cút…
Bình luận của bạn