- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Xác định nguyên nhân khiến trẻ bị sốt sẽ có cách xử trí kịp thời, phù hợp
Trẻ bị sốt đêm: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ
Bị sốt có lợi gì cho trẻ nhỏ?
Sốt xuất huyết và sốt virus: Trẻ bị sốt khi nào cần đi viện?
Trẻ bị sốt virus: Triệu chứng điển hình bố mẹ cần biết
Sốt không đe dọa đến tính mạng, trừ khi sốt cao liên tục, chẳng hạn như cao hơn 41,6 độ C khi đo ở hậu môn. Để biết cách xử trí khi trẻ bị sốt, bố mẹ cần nắm được nguyên nhân gây sốt ở trẻ.
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ
- Nhiễm khuẩn, chẳng hạn như sốt ban đỏ, sốt thấp khớp (liên quan đến viêm họng liên cầu khuẩn).
- Nhiễm virus, như cúm.
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Bệnh liên quan đến tiếp xúc với nhiệt.
- Dị ứng.
- Các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp (hiếm).
Các dấu hiệu, triệu chứng sốt ở trẻ em
Ngoài tăng nhiệt độ cơ thể, trẻ bị sốt còn có thể có những biểu hiện như sau: Dễ cáu kỉnh; Lờ đờ; Không ăn uống như bình thường; Khóc; Thở nhanh; Thay đổi trong thói quen ngủ hoặc ăn uống; Co giật.
Những trẻ đã biết nói có thể kêu nóng hơn hoặc lạnh hơn, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, khó ngủ, không muốn ăn...
Trẻ bị sốt có thể quấy khóc, không muốn ăn uống như bình thường
Trẻ bị sốt khi nào cần đi khám?
Gọi cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đi khám ngay, nếu:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi;
- Không thể hạ sốt;
- Trẻ có dấu hiệu bị mất nước do nôn mửa, tiêu chảy (mắt trũng, tã khô, môi khô...);
- Trẻ đã đi khám nhưng tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng mới.
Đưa trẻ đến phòng khám cấp cứu ngay nếu có bất kỳ điều nào sau đây:
- Trẻ bị mất nước;
- Trẻ bị sốt cao co giật;
- Trẻ nổi phát ban tím hoặc đỏ;
- Có thay đổi trong ý thức;
- Trẻ thở nông, nhanh hoặc khó khăn;
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi;
- Trẻ bị nhức đầu mãi không khỏi;
- Trẻ liên tục nôn mửa;
- Trẻ có vấn đề sức khỏe cần phải dùng thuốc lâu (ví dụ đã dùng thuốc trong hơn 2 tuần).
Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà
Khi trẻ bị sốt, bạn cần: Kiểm soát nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước và theo dõi diễn tiến của bệnh.
Để hạ sốt cho trẻ, bạn nên dùng thuốc hạ sốt và thay quần áo phù hợp cho trẻ. Tắm nước ấm cũng có thể hữu ích, nhưng không nên tắm quá 10 phút. Thuốc hạ sốt có thể dùng là: Acetaminophen (Tylenol, Tempra) và ibuprofen (Advil, Motrin). Không sử dụng aspirin để hạ sốt, đặc biệt là sốt do thủy đậu hoặc nhiễm virus khác. Bởi aspirin có liên quan đến suy gan ở một số trẻ.
Bạn có thể cho trẻ tắm nước ấm để hạ sốt. Nước không làm mát trẻ, nhưng sự bốc hơi nước ra khỏi da sẽ làm hạ nhiệt độ cơ thể.
Khi bị sốt, chúng ta sẽ bị mất nước từ da và phổi. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước hơn, uống bù nước hoặc ăn súp gà cũng giúp trẻ cảm thấy tốt hơn. Không nên cho trẻ uống trà, vì trà chứa caffeine có thể khiến trẻ mất nước do đi tiểu nhiều. Nếu cơ thể có đủ nước, trẻ sẽ đi tiểu ít nhất 4 giờ/lần, nước tiểu có màu vàng sáng.
Nếu trẻ đã hạ sốt, nhưng các triệu chứng bệnh vẫn tồn tại, hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Bình luận của bạn