Trẻ bị vỡ giọng khi đến tuổi dậy thì thanh quản phát triển hoàn thiện
Đừng cho con ăn những thức này khi bị viêm thanh quản
Không hát lên nốt cao được do chấn thương thanh quản phải làm sao?
Nguyên nhân chính khiến bé bị viêm thanh quản tái đi phát lại
Trẻ bị viêm thanh quản có lây nhiễm cho nhau?
Thay đổi về thanh quản
Khi mới sinh, kích thước thanh quản của trẻ em chỉ bằng 1/3 ở người trưởng thành. Khi đến tuổi dậy thì, thanh quản phát triển hơn và dày hơn, cùng với tác động của nhiều yếu tố nội tiết dẫn đến sự biến đổi giọng nói. Nó xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng sự thay đổi rõ ràng hơn ở các bé nam. Và sự thay đổi giọng thường xuất hiện ở lứa tuổi 12-14, cùng thời điểm của sự phát triển nhanh của cơ thể và sự phát triển của hệ lông mao, sự thay đổi kích thước của thanh quản kéo theo sự thay đổi về giọng. Giọng của bé gái chỉ sâu hơn, và sự thay đổi ít bị chú ý hơn.
Cùng với những thay đổi về giọng nói, vùng cổ họng của các bé trai cũng có sự thay đổi. Khi thanh quản phát triển hơn, một phần của nó nhô ra ở phía trước ở cổ họng. Đây chính là "quả táo của Adam". Ở bé gái thanh quản cũng phát triển nhưng không lộ rõ như của bé nam.
Vỡ giọng là một hiện tượng rất bình thường trong sự phát triển của trẻ
Có những bé trai bị rối loạn giọng nói
Một số trẻ đã dậy thì vẫn duy trì giọng nói trẻ em. Đây là tình trạng rối loạn giọng tuổi dậy thì mặc dù thanh quản đã phát triển hoàn toàn.
Về mặt tâm lý, có nhiều trẻ thành niên bị mất phương hướng vì sự thay đổi quá đột ngột và quá khác biệt của giọng nói trước nên trong vô thức không chấp nhận giọng mới này. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng gây rối loạn giọng tuổi dậy thì như: Bệnh nhân có nhiều chị em gái, được cưng chiều quá mức, hoặc bệnh nhân có phong cách yếu đuối, ẻo lả... Trong những trường hợp này, bệnh nhân rất dễ bị hiểu lầm về giới tính hoặc bị chọc ghẹo khi giao tiếp.
Ngoài yếu tố tâm lý, những bệnh lý về dây thanh như liệt nhẹ thanh quản, có rãnh bẩm sinh ở thanh quản... cũng làm cho giọng nói bé trai thiếu độ trầm khi trưởng thành.
Cách luyện giọng cho con
Hiện nay, các khoa thanh học của các bệnh viện trên thế giới áp dụng phương pháp luyện giọng để giúp cho những người bị rối loạn giọng tìm lại giọng nói trầm của đàn ông, giúp bệnh nhân có lại được giọng nói nam cố định, nhờ đó họ tự tin hơn, mạnh mẽ hơn.
Phác đồ mà các nhà chuyên môn áp dụng để luyện giọng bao gồm những bước cơ bản như: Thư giãn, tập thở bụng, hắng giọng, phát âm, tập thở và phát âm, tập đọc (nhỏ, lớn, thấp, cao và kể chuyện), tập động tác môi miệng, tập phong cách, tập hát và phát âm theo đàn. Thông thường thì mỗi tuần tập 45 phút tại bệnh viện, sau đó tự tập tại nhà 2 lần/ngày, mỗi lần độ nửa giờ. Việc chữa trị không tốn kém gì nhiều về tiền bạc, chỉ cần người bệnh dành thời gian để luyện giọng.
Bình luận của bạn