7 vật dụng làm bếp đang “âm thầm” gây hại cho sức khoẻ

Một số đồ dùng bếp quen thuộc có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ lâu dài

13 “sát thủ” nguy hiểm từ đồ gia dụng

Nguy cơ sảy thai vì... đồ gia dụng

Cách tẩy rửa, khử mùi những đồ gia dụng bạn không thể bỏ qua

Tránh xa đồ ăn, mỹ phẩm, đồ gia dụng chứa 7 chất sau

1. Nồi, chảo chống dính

Một trong những vấn đề đáng lo ngại liên quan đến đồ dùng nấu nướng chống dính là khả năng giải phóng các hợp chất per- và poly-fluoroalkyl (PFAS), hay còn gọi là "hóa chất vĩnh cửu".  Khi lớp phủ chống dính (thường là polytetrafluoroethylene hoặc Teflon) bị đun nóng đến nhiệt độ vượt quá 260 độ C, chúng có thể bị phân hủy và giải phóng khí độc. Loại khí này có thể gây ra "sốt khói polymer", một hội chứng giống như cúm tạm thời ở người. Ngoài ra, đồ dùng nấu nướng phủ Teflon cũng có nguy cơ giải phóng vi nhựa vào thực phẩm, đặc biệt khi lớp phủ bị trầy xước, sứt mẻ hoặc mòn do sử dụng lâu ngày.

Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng có thể lựa chọn các loại đồ dùng nấu nướng làm từ gốm với lớp chống dính, thép không gỉ hoặc gang. Điều quan trọng là phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn khi sử dụng đồ dùng nấu nướng chống dính. Bên cạnh đó việc sử dụng ở nhiệt độ vừa phải và thay thế sản phẩm khi xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng sẽ giúp người dùng an tâm hơn khi sử dụng.

2. Viên nén cà phê

Một số mẫu viên nén cà phê dùng cho máy pha cà phê thông dụng

Một số mẫu viên nén cà phê dùng cho máy pha cà phê thông dụng

Viên nén cà phê dùng một lần, thường làm từ nhựa và nhôm, có thể tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe do rò rỉ các chất độc hại vào cà phê khi tiếp xúc với nước nóng và áp suất. Cụ thể, vỏ nhựa có thể giải phóng xenoestrogen - hóa chất gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chức năng hormone tự nhiên và có khả năng gây ra các vấn đề sinh sản như giảm số lượng tinh trùng. Đồng thời, các hạt vi nhựa từ vỏ nhựa có thể xâm nhập vào cà phê, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột và làm tăng nguy cơ viêm mạn tính.

Trong khi đó, vỏ nhôm có thể giải phóng nhôm vào cà phê, chất này có thể tích tụ trong cơ thể theo thời gian. Nồng độ nhôm cao có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, nên cân nhắc chuyển sang sử dụng các phương pháp pha cà phê khác như bình pha cà phê bằng thép không gỉ hoặc thủy tinh.

3. Máy xay gia vị bằng nhựa

Máy xay gia vị bằng nhựa có thể tiềm ẩn nguy cơ giải phóng hạt vi nhựa vào thực phẩm. Mặc dù tác động sức khỏe lâu dài của vi nhựa chưa được xác định rõ, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra, chúng có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, làm mất cân bằng vi khuẩn có lợi, từ đó dẫn đến viêm mạn tính, suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch và rối loạn tự miễn dịch. Để làm giảm rủi ro này, nên ưu tiên sử dụng máy xay gia vị làm từ thủy tinh hoặc thép không gỉ.

4. Hộp đựng thực phẩm

Bảng ký hiệu trên đồ nhựa

Bảng ký hiệu trên đồ nhựa

Một số hộp đựng thực phẩm bằng nhựa, đặc biệt là loại có ký hiệu số 3, 6 và 7, tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ hóa chất độc hại và vi nhựa vào thức ăn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Cụ thể:

- Nhựa số 3 (PVC/vinyl) chứa phthalates, hóa chất làm mềm nhựa có khả năng thôi nhiễm vào thực phẩm và gây rối loạn nội tiết.

- Nhựa số 6 (Polystyrene/xốp) chứa styrene, một chất gây ung thư có thể xâm nhập vào thực phẩm khi gặp nhiệt.

- Nhựa số 7 (các loại nhựa khác, bao gồm BPA) chứa bisphenol (BPA, BPS, BPF), chất gây rối loạn nội tiết liên quan đến các vấn đề sinh sản, rối loạn chuyển hóa và phát triển ở trẻ em.

Để giảm thiểu rủi ro, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ, đồng thời tránh dùng lò vi sóng hoặc máy rửa chén cho hộp nhựa.

5. Thớt

Việc lựa chọn thớt phù hợp là rất quan trọng đối với sức khỏe. Thớt gỗ chất lượng thấp có thể chứa các hóa chất độc hại như formaldehyde, có nguy cơ ngấm vào thức ăn theo thời gian. Tương tự, thớt nhựa cũ có thể giải phóng hạt vi nhựa, gây ô nhiễm thực phẩm và tiềm ẩn nguy cơ rối loạn hormone, viêm nhiễm và các vấn đề sức khỏe lâu dài khác. Một số loại thớt nhựa còn chứa BPA, phthalate hoặc các hóa chất độc hại khác, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiệt hoặc thực phẩm có tính acid. Để đảm bảo an toàn, nên ưu tiên sử dụng thớt làm từ thủy tinh, tre hoặc gỗ cứng được khai thác bền vững, thay vì thớt nhựa hoặc thớt gỗ xốp.

6. Giấy bạc

Trước đây một số nghiên cứu đã ra, nhôm từ giấy bạc có khả năng nhiễm vào thực phẩm, gây ra những lo ngại về sức khỏe khi tiếp xúc lâu dài. Mặc dù cơ thể con người có khả năng xử lý một lượng nhỏ nhôm, nhưng việc tiếp xúc quá mức có liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh, nguy cơ tiềm ẩn về rối loạn xương và suy giảm chức năng thận.

Đặc biệt, một số nhóm người như trẻ em, người lớn tuổi và những người mắc bệnh thận có nguy cơ tích tụ nhôm trong cơ thể cao hơn. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng giấy bạc trong nấu ăn và nướng bánh, thay vào đó cần lựa chọn các vật liệu an toàn và chịu nhiệt tốt hơn như giấy nến hoặc đồ dùng làm từ thủy tinh.

7. Dụng cụ nấu ăn khác

Vật liệu làm dụng cụ nấu ăn đóng vai trò quan trọng đối với an toàn thực phẩm và sức khỏe lâu dài. Các dụng cụ nấu ăn chế tạo từ nhôm, đồng và hợp kim kim loại kém chất lượng có thể giải phóng kim loại độc hại vào thực phẩm, gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ngoài ra, đồ nấu bằng nhôm, đặc biệt là đồ mới, có thể thải ra các kim loại nặng như chì, niken, cadmium và crom, đặc biệt khi nấu thực phẩm có tính acid. Việc sử dụng các loại đồ dùng này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh, tổn thương thận và các bệnh mạn tính khác. Để đảm bảo an toàn, nên thay thế đồ dùng bằng nhựa, silicon chất lượng cao và gỗ, thép không gỉ. Những vật liệu này không chứa chất chống cháy, BPA và không thải ra vi nhựa.

 
Hà Chi (Theo VeryWellHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp