Mối nguy sức khỏe từ “hóa chất vĩnh cửu”

"Hóa chất vĩnh cửu" ngày càng trở nên phổ biến

Hóa chất vĩnh cửu & câu chuyện của một trang trại gia đình

Hóa chất vĩnh cửu (PFAS) và nỗi lo tới sức khỏe, môi trường

Phát hiện "hóa chất vĩnh cửu" PFAS trong ống hút giấy

Giá đỗ ngâm hóa chất tràn lan, người tiêu dùng cần làm gì?

“Hóa chất vĩnh cửu” là gì?

“Hóa chất vĩnh cửu” hay PFAS (polyfluoroalkyl substances) là nhóm các hóa chất tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhờ tính chất bền vững và khả năng chống thấm nước, dầu mỡ.

Hai loại hóa chất phổ biến nhất trong nhóm này là Perfluorooctanoic Acid (PFOA) và Perfluorooctanesulfonic Acid (PFOS). Chúng có mặt trong nhiều sản phẩm tiêu dùng như chảo chống dính, quần áo chống bẩn, bao bì thực phẩm và thậm chí có thể tìm thấy trong nguồn nước sinh hoạt. Chính vì không thể phân hủy, có thể tồn tại lâu trong môi trường và cơ thể con người nên PFAS được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”.

Mối nguy hại đối với sức khỏe

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng PFAS có liên quan đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các chuyên gia cho rằng những hóa chất này có thể gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến chức năng gan, tuyến giáp, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đặc biệt, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Mỹ (JAMA) cho thấy những người có nồng độ PFAS cao trong máu có nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch. Ngoài ra, PFAS còn được cho là liên quan đến các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường, giảm khả năng sinh sản và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Điều đáng lo ngại là dù con người có chủ động hạn chế tiếp xúc với PFAS trong sinh hoạt hàng ngày, những hóa chất này vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nguồn nước uống, thực phẩm bị nhiễm hoặc không khí trong môi trường sống.

Cách giảm thiểu rủi ro từ “hóa chất vĩnh cửu”

Trước những nguy cơ sức khỏe do PFAS gây ra, nhiều quốc gia đã có động thái kiểm soát chặt chẽ hơn bằng cách đặt giới hạn mức độ PFAS trong nước uống, thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn PFAS ra khỏi môi trường vẫn là một thách thức lớn do đặc tính bền vững của chúng.

Các chuyên gia khuyến nghị rằng mỗi cá nhân có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách sử dụng bộ lọc nước có khả năng loại bỏ PFAS, hạn chế dùng chảo chống dính, quần áo chống bẩn, bao bì thực phẩm đóng gói sẵn và ưu tiên các vật liệu an toàn như thép không gỉ, thủy tinh hoặc gốm. Bên cạnh đó, việc kiểm tra nhãn mác mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân để tránh các sản phẩm có thành phần chứa PFAS cũng là một giải pháp quan trọng.

Hạn chế tiếp xúc với PFAS để giảm thiểu rủi ro

Hạn chế tiếp xúc với PFAS để giảm thiểu rủi ro

Với những tác hại tiềm tàng của PFAS đối với sức khỏe con người và môi trường, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp thay thế an toàn hơn. Trong khi chờ đợi những thay đổi từ ngành công nghiệp và chính sách quản lý, mỗi người nên chủ động nâng cao nhận thức, giảm thiểu tiếp xúc với PFAS để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

 
Đào Dung (Theo Time Of India)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường