Những dưỡng chất tốt nhất cho tim mạch

Một số chất bổ sung giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như cholesterol cao, tăng huyết áp...

Trầm cảm "bắt tay" tim mạch, đặt bệnh nhân vào nguy cơ tử vong

Mắc hội chứng chuyển hóa - Dễ tử vong do bệnh tim mạch

Người mang gene SCARB1 đột biến dễ bị bệnh tim

Để phòng tránh bệnh tim - Hãy chọn thực phẩm tốt

Theo các nhà khoa học, một số dưỡng chất sau đây có lợi cho sức khỏe trái tim:

Chất xơ

Chất xơ có mặt trong trái cây, ngũ cốc, rau và các loại đậu. Bổ sung chất xơ giúp giảm lượng cholesterol mà cơ thể tiếp nhận từ thức ăn hàng ngày.

Thực phẩm là nguồn chất xơ tự nhiên và tốt nhất cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung dưỡng chất này qua thực phẩm chức năng, ít nhất 25 – 30gr/ngày.

Có bằng chứng cho thấy, vỏ hạt mã đề nâu – nguồn cung cấp chất xơ phổ biến – có thể làm giảm lượng cholesterol “xấu” (LDL cholesterol, thành phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch) và làm tăng lượng cholesterol “tốt” (HDL cholesterol).

Sterols và stanols

Sterol và stanol thực vật hay còn được gọi là “phytosterol”, là các chất tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau củ, ngũ cốc, quả hạnh và các loại hạt… Sterol và stanol thực vật có cấu trúc hóa học giống với cholesterol.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sterol và stanol thực vật có thể giúp làm giảm được trung bình là 6% lượng LDL cholesterol hoặc thậm chí là 14% chỉ trong 4 tuần. Hai dưỡng chất này cũng có thể được bổ sung từ thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm như bơ thực vật, nước cam ép và sữa chua…

Các chuyên gia khuyến cáo rằng lượng sterol và stanol tiêu thụ tốt nhất là 2gr/ngày để bảo vệ tim mạch.

Sterol và stanol có thể được bổ sung từ thực phẩm chức năng

Coenzyme Q10 (CoQ10)

CoQ10 là hợp chất tự nhiên, có trong ty thể tế bào động thực vật. Ở người, CoQ10 có mặt trong hầu khắp các mô, nhiều nhất trong mô tim gan, thận, tụy tạng. Hợp chất này được mệnh danh là “chìa khóa” để tế bào hoạt động đúng chức năng.

CoQ10 được tìm ra năm 1957. Khía cạnh nghiên cứu hóa sinh đã được khẳng định: Năm 1987, Piter Michell nhận giải Nobel Hóa học về các công trình chuyển tải năng lượng CoQ10.

CoQ10 có nhiều trong mô tim (nồng độ cao gấp 10 lần trong một số mô khác). Ở người bị bệnh tim mạch, lượng CoQ10 bị giảm sút (cao nhất là giảm 75%) làm cho khả năng tạo năng lượng, sử dụng oxy của tim giảm sút. Bổ sung Q10 đều đặn có thể cải thiện được một số triệu chứng của bệnh suy tim và làm tăng chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, CoQ10 chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị khi đã có bệnh chứ không có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Dầu cá

Dầu cá chứa acid béo omega-3 được chứng minh là có thể giảm tới 50% nồng độ triglycerides - một loại chất béo không lành mạnh có thể gây ra các cục máu đông trong động mạch. Dầu cá cũng có thể giúp ổn định huyết áp, một trong những yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim mạch.

Nên ăn ít nhất hai phần cá/tuần, mỗi phần khoảng 100gr.

L-carnitine

L–carnitine tăng sức bền và khả năng tập thể dục cho người bị đau thắt ngực, suy tim

L–carnitine còn được gọi là vitamin BT, là một acid amin được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. L–carnitine có thể làm tăng sức bền và khả năng tập thể dục cho những người bị đau thắt ngực, suy tim; Giảm nguy cơ tử vong do viêm cơ tim.

Liều dùng an toàn của L-carnitine qua đường uống đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học:

- Đối với người bị đau ngực và suy tim sung huyết (CHF): 1gr/ngày, chia làm hai lần.

- Sử dụng sau các cơn đau tim: 2 – 6gr/ngày.

Ngoài ra, theo Đông y, một số loại thảo dược như đan sâm, vàng đằng, khổ sâm… cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, cải thiện triệu chứng cũng như chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thực phẩm chức năng hoặc thảo dược, người bệnh cần nghe tư vấn của bác sỹ, tuân thủ điều trị kết hợp với tập luyện và ăn uống điều độ.

Kim Chi H+ (Theo WebMD)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất