Những lầm tưởng thường gặp về hệ tiêu hóa (Phần 1)

Hiểu đúng về hệ tiêu hóa giúp bạn bảo vệ đường ruột và sức khỏe nói chung

Bí quyết ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa trong mùa Hè

Đau bụng báo hiệu những bệnh lý không nên xem thường

Thanh long tốt cho hệ tiêu hóa thế nào?

Những loại trà thảo dược giúp giảm táo bón cực hiệu quả

Lầm tưởng 1: Cơ thể mất vài năm để tiêu hóa bã kẹo cao su

“Ăn kẹo cao su dính ruột”, “kẹo cao su ở trong bụng 7 năm” là cách không ít phụ huynh dọa con trẻ để trẻ không nuốt phải bã kẹo cao su. Theo bác sỹ May, sự thật là bất cứ thứ gì bạn ăn vào sẽ đều được bài tiết ra ngoài. Cơ thể không có enzyme để phân giải bã kẹo cao su như cách chúng ta tiêu hóa các thực phẩm khác.

Bã kẹo cao su sẽ không lưu lại trong cơ thể trong thời gian dài. Chúng sẽ được chuyển xuống ruột già, sau đó bài tiết ra khi bạn đi vệ sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, việc nuốt lượng lớn bã kẹo cao su có thể dẫn đến tắc nghẽn ruột.

Lầm tưởng 2: “Xì hơi” nặng mùi chứng tỏ cơ thể mắc bệnh

Nhiều người cho rằng khí trung tiện nặng mùi là dấu hiệu của các vấn đề về đường ruột. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi bạn ăn một số thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, măng tây.

Bác sỹ May cũng nhấn mạnh, bạn nên theo dõi sức khỏe hệ tiêu hóa nếu tình trạng “xì hơi” đi kèm đau bụng, tiêu chảy, sốt cao. Người không dung nạp lactose hoặc gluten có thể gặp triệu chứng này khi ăn phải thực phẩm gây dị ứng.

Lầm tưởng 3: Bạn nên đại tiện hàng ngày

Tần suất đại tiện của mỗi người một khác

Tần suất đi vệ sinh từ 3 lần/ngày đến 3 ngày/lần vẫn được coi là bình thường. Triệu chứng đáng lo là khi bạn “đi nặng” không đều đặn và có dấu hiệu táo bón: Phải rặn mạnh, phân có máu, đau quặn hoặc chướng bụng… Bạn có thể ghi lại nhật ký ăn uống và báo cáo những triệu chứng lạ trên với bác sỹ khi khám bệnh.

Lầm tưởng 4: Đồ ăn cay là thủ phạm gây loét dạ dày

Bác sỹ Chiang khẳng định đồ ăn cay không gây ra viêm loét dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP sản sinh ra urease, chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương mạn tính với hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, thực phẩm cay nóng có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn. Người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần kiểm soát stress và dùng thuốc đúng chỉ định của bác sỹ.

Lầm tưởng 5: Dạ dày sẽ thu nhỏ khi bạn ăn ít đi

Chế độ ăn kiêng không giúp thu nhỏ kích thước dạ dày

Không ít người cắt giảm khẩu phần ăn với mong muốn dạ dày sẽ co rút lại, chứa ít thức ăn hơn và cuối cùng, sẽ giảm cân. Tuy nhiên, bác sỹ May cho biết, dạ dày của người trưởng thành sẽ không thay đổi nhiều trong suốt phần đời còn lại.

Dạ dày là cơ quan linh hoạt, có thể co giãn khi bạn ăn một bữa “hoành tráng”. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 30 – 120 phút, thức ăn sẽ được tiêu hóa hết và dạ dày trở lại kích thước bình thường. Do đó, kích cỡ dạ dày không phải yếu tố quyết định công cuộc giảm cân, giảm béo.

Bác sỹ Chiang bổ sung thêm rằng, dạ dày có thể thu nhỏ khi bạn thực hiện thủ thuật cắt một phần dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh béo phì cần được tư vấn kỹ càng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Quỳnh Trang H+ (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa