Những lỗi thường gặp khi sử dụng thớt

Dùng thớt thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm và độ bền của dụng cụ nhà bếp?

Đừng để nhà bếp là nơi ẩn chứa những mầm bệnh đe dọa sức khỏe!

Giảm đau đầu gối bằng những gia vị nhà bếp quen thuộc

5 cách khử mùi hôi trong nhà bếp đơn giản mà hiệu quả

7 đồ dùng nhà bếp dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Dùng chung thớt cho rau củ và thịt cá

Việc dùng một chiếc thớt cho cả thực phẩm tươi sống lẫn thực phẩm chín sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Nguyên nhân là một số mầm bệnh trong thịt cá, đồ sống như E.coli, salmonella… có thể bám trên bề mặt thớt, đặc biệt là các loại thớt gỗ. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh tiêu chảy, đau bụng, thương hàn.

Vì lý do này, mỗi gia đình nên có ít nhất 2 chiếc thớt, một dành cho đồ tươi sống, một dành cho thực phẩm chín và rau củ quả. Bạn có thể đánh dấu vào thớt, hoặc chọn thớt theo màu sắc để dễ phân biệt: Màu đỏ dành cho thịt sống, màu xanh dành cho rau...

Dùng thớt có màu sắc khác nhau để phân biệt thực phẩm sống, chín

Dùng thớt có màu sắc khác nhau để phân biệt thực phẩm sống, chín

Không nên sử dụng cả 2 mặt thớt, bởi các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp chứa nhiều vi khuẩn nguy hại không kém.

Dùng thớt trên mặt phẳng trơn trượt

Một số loại thớt nhựa, inox, thủy tinh khá dễ trơn trượt trên mặt bếp. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn khi dùng thớt, bạn nên đặt dụng cụ này lên một miếng khăn giấy ẩm hoặc khăn mỏng ẩm.

Dùng thớt sai kích thước

Vì sự an toàn của bản thân và hiệu suất nấu nướng, bạn nên đầu tư một chiếc thớt đủ rộng. Thớt có kích thước nhỏ có thể làm thực phẩm rơi ra ngoài, cản trở việc dùng dao chặt, thái. Cách kiểm tra đơn giản là đường chéo của thớt phải dài hơn chiều dài của dao vài cm.

Cho thớt vào máy rửa bát

Không phải loại thớt nào cũng có thể làm sạch bằng máy rửa bát

Không phải loại thớt nào cũng có thể làm sạch bằng máy rửa bát

Dù làm từ chất liệu nhựa hay gỗ, thớt không nên rửa bằng máy rửa bát. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao và nướng trong thời gian dài có thể khiến thớt bị nứt, vỡ hoặc hỏng bề mặt. Vì thế, bạn nên rửa thớt bằng tay với nước rửa bát và nước nóng (đặc biệt là với thớt thái thịt cá sống). Bạn cũng có thể dùng dung dịch dấm ăn (1 phần dấm, 4 phần nước) để làm sạch thớt trước khi rửa lại bằng nước rửa bát.

Không để ý tới chất liệu thớt 

Một số loại thớt làm từ thủy tinh cường lực, đá cẩm thạch hoặc đá corian ưu tiên tính chất trang trí nhiều hơn là công năng. Chúng vừa trơn trượt lại khiến dao nhanh cùn.

Thớt tre nhẹ và dễ làm sạch, tuy nhiên có một nhược điểm là độ cứng cao hơn so với thớt gỗ. Khi dùng thớt tre, bạn nên đầu tư sử dụng dao có độ bền tốt, đồng thời chuẩn bị sẵn dụng cụ mài dao trong nhà bếp.

Để thớt ở nơi ẩm ướt

Bảo quản thớt gỗ ở nơi ẩm ướt gây ra mốc đen

Bảo quản thớt gỗ ở nơi ẩm ướt gây ra mốc đen

Bề mặt thớt, đặc biệt là thớt gỗ, có nhiều vết xước là môi trường lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Khi đã vệ sinh thớt sạch sẽ, bạn cần để phơi thớt dưới ánh nắng hoặc nơi thoáng gió, đến khi khô hoàn toàn mới cất vào giá. Nơi bảo quản thớt cần thoáng mát, tốt nhất là có ánh sáng mặt trời. Đặt thớt nằm nghiêng hoặc treo thẳng đứng để ngăn nước ngấm vào thớt tre, thớt gỗ.

 
Quỳnh Trang (Theo Country Living)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp