Lưu ý đảm bảo an toàn khi du lịch biển dịp 30/4 – 1/5

Du khách du lịch biển nên lựa chọn những bãi biển không tập trung đông người để có được chuyến du lịch vui vẻ trọn vẹn

Mẹo tránh đau đầu khi đi du lịch

Những điều cần tránh khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ

10 quốc gia có chi phí du lịch rẻ giật mình trong năm 2023

Những hoạt động giúp bạn hạn chế tăng cân khi đi du lịch

Lên lịch trình cụ thể

Để tránh mất nhiều thời gian cho việc di chuyển và tham quan các điểm du lịch, bạn nên có kế hoạch cụ thể và lên lịch trình chi tiết cho chuyến đi. Lịch trình cụ thể sẽ cả về điểm đến, nơi ăn uống, ngủ nghỉ hay cách thức đi lại sẽ giúp bạn chủ động hoàn toàn trong suốt thời gian vui chơi, nghỉ dưỡng.

Ngoài việc lên kế hoạch kỹ lưỡng, du khách cần hạn chế đi đến những bãi tắm phổ biến nếu không muốn chen trong “biển người”, ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch.

Nếu có trẻ nhỏ, hãy lựa chọn địa điểm phù hợp 

Hãy chọn những bãi biển có độ dốc thoai thoải, để trẻ tự tin vui chơi và cha mẹ dễ dàng quan sát.

Hãy chọn những bãi biển có độ dốc thoai thoải, để trẻ tự tin vui chơi và cha mẹ dễ dàng quan sát.

Khác với người lớn, chỉ cần lên lịch trình để du lịch, khám phá. Với những gia đình có trẻ nhỏ, việc lựa chọn địa điểm du lịch hết sức quan trọng. Do sức đề kháng của trẻ, do thời gian ăn uống ngủ nghỉ của trẻ khác biệt nên cha mẹ cần cân nhắc địa điểm cho hợp lý, đảm bảo các tiêu chí sau: Khu du lịch cần kết hợp nhà nghỉ với các tiện ích; Khoảng cách di chuyển từ nhà đến vị trí vui chơi không nên quá xa; Không nên lựa chọn nơi quá heo hút, thưa dân cư.

Để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi

Dịp nghỉ lễ, khách đến các khu du lịch sẽ rất đông đúc. Thế nên tại những chỗ đông người, bố mẹ không nên rời mắt khỏi trẻ dù chỉ một phút. Bởi trẻ hiếu động thường hay chạy lăng xăng, rất dễ bị lạc. Cần tập thói quen giữ ảnh con trong ví, điện thoại. Những lúc khẩn cấp như thế có thể cần tới mà sử dụng ngay.

Đặc biệt, khi du lịch tại những bãi biển, bố mẹ cần lưu ý nguy cơ đuối nước có thể xảy đến với trẻ. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ chơi ở nơi gần bờ, có người trông giữ và để mắt thường xuyên. Nên mặc áo phao cho trẻ hoặc dùng phao bơi cho trẻ để đảm bảo an toàn.

Hiểu ý nghĩa màu cờ cảnh báo trên biển

Dù chỉ là đi dạo bên bờ biển hay ngâm mình dưới làn nước trong xanh, việc nắm bắt hệ thống cảnh báo bằng cờ trên biển là điều cần thiết khi đi du lịch biển nghỉ dưỡng. Du khách nên hiểu ý nghĩa các màu cờ đề phòng tai nạn không mong muốn xảy đến.

Hệ thống cờ cảnh báo trên biển là một hệ thống được mã hóa dưới dạng màu sắc, được sử dụng trên khắp thế giới nhằm đưa ra cảnh báo về tình trạng nước biển trong ngày.

Mỗi màu cờ sẽ có một ý nghĩa khác nhau mà bạn cần biết để có một chuyến đi an toàn.

Mỗi màu cờ sẽ có một ý nghĩa khác nhau mà bạn cần biết để có một chuyến đi an toàn.

Du khách có thể nhận biết điều kiện nước như sóng dữ, dòng chảy mạnh, có sứa thông qua 4 mức độ màu sắc: đỏ (cảnh báo nguy hiểm cao), vàng (cảnh báo nguy hiểm trung bình), xanh (cảnh báo nguy hiểm thấp), tím (có sứa, sinh vật gây nguy hiểm dưới nước).

Đối phó với say sóng

Nếu bạn có ý định tham quan, di chuyển bằng tàu, thuyền trên biển, bạn cần đề phòng say sóng, đặc biệt là khi đi cùng phụ nữ, người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Để hạn chế say sóng, trước hết, cần chọn thời điểm xuất phát lúc sáng sớm hoặc khi trời râm mát, ít nắng. Đặc biệt, không nên đi vào lúc trời mưa giông, tàu bè lắc lư mạnh dẫn đến say sóng. Khi ngồi trên tàu, thuyền, nên tìm chỗ ngồi ở giữa thân tàu bởi đây là vị trí thoải mái và an toàn, ít bị tác động của những cơn sóng nhất.

Bạn cũng có thể ngồi ngược với hướng tàu đang chạy để đề phòng say sóng. Khi thấy sóng đánh vào mạn thuyền làm thuyền lắc lư, bạn hãy đặt chân xuống giữ vững tư thế, tránh nhìn xuống nước hoặc những vật xung quanh mà hãy nhìn ra xa. Ngoài ra, đọc sách báo, sử dụng điện thoại, máy tính trên tàu có thể gây chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, làm cho bạn dễ bị say sóng.  

Xử trí khi bị sứa đốt

Khi bị sứa đốt, bạn hãy ngay lập tức ra khỏi vùng nguy hiểm có sứa. Sau đó nhổ các xúc tu bám vào da bằng dụng cụ sạch. Hạn chế chạm tay vào vết đốt tránh gây nhiễm trùng lan rộng vết thương.

Rửa vết đốt bằng giấm hay nước biển để làm sạch các chất độc. Có thể dùng ammoniac, cồn hoặc soda cũng phát huy tác dụng tốt. Chườm mát các vị trí tổn thương. Không sử dụng nước ngọt để rửa do sẽ làm tăng hoạt tính độc của sứa.

Bên cạnh đó, bạn có thể uống thêm thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin và bôi kem có chứa corticoid. Nếu có thể, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị.

Một số trường hợp không được tắm biển

Mặc dù tắm biển rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng tắm được, những người mắc các bệnh như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh tim mạch, viêm thận, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, người thần kinh dễ bị kích thích, chuột rút,… thì không nên tắm biển.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa