- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Giảm ham muốn tình dục
Sex khi mang thai là vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng quan tâm
Vẫn có thể thăng hoa khi mãn kinh
Miên dâm: Hội chứng cấp cao của mộng tinh
Tình dục thiếu an toàn: Cẩn thận viêm niệu đạo
Khi mang thai, "chuyện ấy" sẽ thay đổi như thế nào?
Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc chủ yếu về "chuyện ấy" khi mang thai của TS. Alison Massey, thuộc Trung tâm y tế Mercy, Baltimore, Hoa Kỳ.
1. Vợ tôi có thai, tôi có được làm “chuyện ấy” nữa hay không?
Phụ nữ hay kiêng cữ quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai vì nghĩ rằng nó có thể gây hại cho em bé. Tuy nhiên trên thực tế, nó không gây ảnh hưởng tới em bé của hai bạn, trừ khi bạn quan hệ sai cách hoặc cần kiêng cữ theo lời khuyên của bác sỹ. Túi nước ối cũng như các cơ bắp mạnh mẽ của tử cung sẽ giữ cho em bé luôn được bảo vệ. Vì vậy, "chuyện ấy" khi mang thai được coi là vấn đề sinh lý bình thường và không có lý do gì vợ chồng bạn phải thay đổi thói quen sinh hoạt tình dục, trừ phi các bác sỹ cho biết thai phụ đang gặp phải một số tình trạng y tế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cần lưu ý trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, hai vợ chồng tốt nhất nên tránh quan hệ tình dục như là một biện pháp phòng ngừa an toàn bởi có nghiên cứu chỉ ra rằng, một số hormone trong tinh dịch có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở người phụ nữ.
2. Ham muốn ở người phụ nữ mang thai sẽ thay đổi như thế nào?
Sự thay đổ các nội tiết tố và dòng chảy của máu huyết trong quá trình mang thai khiến nhiều phụ nữ có những cảm nhận nặng nhẹ khác nhau về vấn đề tình dục. Ở một số trường hợp, lưu lượng máu tăng lên giúp bộ phận sinh dục của họ trở nên nhạy cảm và tăng tiết chất bôi ở âm đạo. Trong khi, cũng không hiếm chị em thiếu may mắn, các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu kỉnh lại làm cho "chuyện ấy" gặp nhiều trở ngại.
3. Không chỉ bản thân vợ, tôi thấy rằng khả năng tình dục của mình cũng không còn như trước. Tại sao lại như vậy?
Suy giảm khả năng tình dục ở nam giới có thể xuất phát từ nguyên nhân tâm lý do lo lắng về "chuyện ấy" và sợ làm tổn hại tới vợ và em bé. Bạn hãy chủ động chia sẻ thẳng thắn với cô ấy về những lo ngại của bản thân. Nếu khúc mắc vẫn chưa được giải tỏa, cách tốt nhất là xin tư vấn từ bên thứ 3 như bác sỹ hoặc một chuyên gia tâm lý trị liệu.
4. Đâu là vị trí an toàn nhất cho phụ nữ mang thai?
Vị trí truyền giáo có thể khiến thai phụ và em bé khó chịu do trọng lượng bị dồn về bụng. Tốt nhất nên để vợ ở tư thế ngồi hoặc nằm, trong khi bạn có thể thâm nhập ở vị trí ngay bên cạnh. Sang đến tháng thứ 4, nên sử dụng một chiếc gối đỡ để phòng chống nhức mỏi cho nàng.
Vị trí thâm nhập từ bên cạnh tương đối an toàn cho thai phụ
5. Tôi có thể "yêu" bằng miệng cho vợ hay không?
Nhìn chung, trước tháng thứ 7 của thai kỳ, bạn có thể "yêu" cô ấy bằng miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến phần vệ sinh trước khi làm "chuyện ấy" và nên hạn chế xuất tinh vào âm đạo.
6. Khi nào thì nên dừng "chuyện ấy" lại?
Cần dừng quan hệ khi người phụ nữ của bạn kêu đau, bị chuột rút, chảy máu ở "cô bé". Hãy gọi cho bác sỹ ngay lập tức và đưa vợ đến khám khi bác sỹ yêu cầu. Nếu bác sỹ khuyên hai vợ chồng nên tránh quan hệ tình dục, hãy tuân thủ ý kiến đó để bảo vệ vợ và em bé của bạn.
7. Vợ tôi nói rằng, cô ấy không hề muốn quan hệ tình dục. Tôi phải làm sao?
Nhiều phụ nữ trải qua biến động ham muốn trong thời kỳ mang thai. Cô ấy có thể cảm thấy buồn nôn, ủ rũ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Đó là hoàn toàn bình thường và điều bạn cần làm là chủ động nói chuyện, an ủi và động viên cô ấy. Không ép buộc khi nàng không có ý muốn quan hệ tình dục.
8. Nếu vợ có bệnh lây truyền qua đường tình dục, nó có ảnh hưởng tới thai nhi hay không?
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng tới sức khỏe em bé. Vì vậy, cần xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cùng nhiều bài kiểm tra khác khi có ý định mang thai.
9. Sau khi sinh, phải kiêng "chuyện ấy" trong bao lâu?
Bạn nên chờ khoảng 3 tuần sau khi sinh em bé để cho vết thương ở bên trong tử cung của nàng có thời gian được chữa lành. Nếu hai vợ chồng có bất kỳ mối quan tâm và lo lắng hoặc không chắc chắn về các biện pháp thực hành tình dục an toàn trong khi mang thai, đừng ngại ngùng khi đề cập vấn đề đó với bác sỹ.
Bình luận của bạn