- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Muốn quản lý tốt bệnh đái tháo đường type 2, người bệnh cần duy trì mức đường huyết ổn định
Thực phẩm nào làm giảm nồng độ HbA1C?
Người bệnh đái tháo đường có nên dùng oresol để bù nước khi mất nước?
Nên ăn sáng thế nào khi bị đái tháo đường để ổn định đường huyết?
Thường xuyên thèm ăn có phải do bệnh đái tháo đường?
1. Uống rượu
Uống rượu, đặc biệt nếu người bệnh hòa chung thức uống này với các loại nước ngọt, soda, nước trái cây có thể khiến lượng đường trong máu dao động lên xuống một cách bất thường. Rượu cũng có thể tương tác, làm giảm tác dụng của thuốc đái tháo đường hoặc các loại thuốc dùng để điều trị các tình trạng sức khoẻ khác.
2. Căng thẳng
Khi căng thẳng, nồng độ hormone corsitol sẽ tăng cao gây ảnh hưởng tới chức năng của hormone insulin trong việc duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến các hành vi tiêu cực, chẳng hạn như bỏ bữa ăn hoặc uống nhiều rượu - đều có thể gây ảnh hưởng không tốt tới mức đường huyết của người bệnh.
3. Một số loại thuốc
Có rất nhiều loại thuốc có thể tác động tiêu cực đến mức đường huyết, chẳng hạn như một số loại thuốc ho không cần kê đơn có chứa đường, thuốc giảm đau, thuốc cảm lạnh, thuốc steroids điều trị viêm, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm.
Nếu người bệnh đang uống một loại thuốc nào khác ngoài thuốc điều trị đái tháo đường, hãy hỏi bác sỹ/dược sỹ để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Nên cho bác sỹ/dược sỹ biết về tất cả các chất bổ sung hoặc vitamin mà bạn đang dùng vì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
4. Cà phê
Theo nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh, uống 1 – 2 ngụm nhỏ cà phê cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đặc biệt, nếu cà phê được bổ sung kem và đường, chúng có thể gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu. Tham khảo ý kiến bác sỹ để được hướng dẫn việc sử dụng cà phê thích hợp theo tình trạng bệnh.
Uống cà phê có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết
5. Tập thể dục với cường độ cao
Tập thể dục tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, nhưng nếu duy trì việc tập luyện với cường độ cao lại có thể khiến bạn bị hạ đường huyết. Để tránh gặp phải tình trạng này, người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu trước khi tập luyện. Không tập luyện khi đường huyết đang xuống quá thấp. Luôn mang theo một ít đồ ăn nhẹ lành mạnh để ngăn ngừa hạ đường huyết đột ngột.
6. Soda ăn kiêng
Một số bệnh nhân đái tháo đường lựa chọn sử dụng soda ăn kiêng vì chúng không chứa đường và có hàm lượng calorie thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng soda ăn kiêng cũng có thể khiến lượng đường trong máu bị biến động.
7. Nồng độ hormone
Sự thay đổi hormone, chẳng hạn sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh có thể khiến lượng đường trong máu dao động thất thường. Không phải tất cả phụ nữ đều sẽ gặp phải triệu chứng này, nhưng nếu tình trạng xảy ra, cần chia sẻ với bác sỹ để có được biện pháp khắc phục thích hợp.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn