Hãy "bỏ túi" 8 mẹo sau để giúp bản thân phòng tránh bị mất thính giác!
Bị lùng bùng lỗ tai, cải thiện bằng cách nào?
Ù tai đau đầu: Nguyên nhân và biện pháp cải thiện
Mách bạn 7 cách giúp ngăn ngừa suy giảm thính lực
Mách bạn 7 cách giúp ngăn ngừa suy giảm thính lực
Mất thính lực có thể là tạm thời hoặc là vĩnh viễn. Có 2 lý do phổ biến khiến một người bắt đầu mất thính giác là do tuổi tác hoặc ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn xung quanh. Cùng tìm hiểu 8 "mẹo" hữu ích sau để giúp ngăn ngừa nguy cơ mất thính giác do 2 nguyên nhân đó và giữ cho đôi tai của bạn sắc nét nhất có thể.
1. Tránh xa khu vực ồn ào
Nếu bạn phải hét lên để át tiếng ồn xung quanh, điều đó có nghĩa tiếng ồn quanh bạn có thể đủ lớn để làm hỏng thính giác của bạn. Các ô nhiễm tiếng ồn này có thể đến từ nhiều nguồn, như từ xe máy, loa nhạc, dụng cụ điện phát ra tiếng ồn (như cưa và máy khoan), tai nghe, ... . Cách tốt nhất để ngăn ngừa tai giảm thính lực do tiếng ồn là tránh xa những khu vực ồn ào đó hết mức có thể.
2. Luôn ưu tiên sử dụng các thiết bị có mức tiếng ồn thấp
Hãy suy nghĩ về việc mua các thiết bị và đồ gia dụng có mức xếp hạng tiếng ồn thấp. Trường hợp đến những nơi công cộng như rạp chiếu phim, quán xá... sử dụng âm thanh quá lớn, hãy yêu cầu người quản lý giảm âm lượng. Hoặc bạn có thể sử dụng nút bịt tai để hạn chề tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến tai.
3. Hạn chế âm thanh lớn trong cuộc sống của bạn
Đôi khi bạn không thể tránh khỏi tiếng còi xe cứu thương hoặc tiếng búa khoan ở góc phố của bạn. Nhưng tốt nhất là hạn chế thời gian bạn ở gần họ. Mất thính giác do ô nhiễm tiếng ồn là kết quả của thời gian dài chịu ảnh hưởng của những âm thanh quá to.
4. Đeo thiết bị bảo vệ thính giác
Nếu bạn biết mình sẽ ở xung quanh những âm thanh lớn trong hơn vài phút, hãy nghĩ đến việc đeo các biện pháp bảo vệ cho đôi tai. Sử dụng nút bịt tai hoặc bịt tai, hoặc thậm chí cả 2 cùng lúc để bảo vệ tốt hơn, có thể làm giảm tiếng ồn lớn xuống mức có thể kiểm soát được. Nút tai là những miếng chèn nhỏ vừa với ống tai của chúng ta. Và nút bịt tai vừa khít với toàn bộ tai ngoài để tạo thành một lớp đệm khí giữ cho tai an toàn trước tiếng ồn lớn.
5. Không hút thuốc
Nghiên cứu cho thấy thuốc lá cũng có thể khiến bạn dễ bị mất thính giác hơn. Vì vậy, đây là lý do bổ sung cho việc hãy nói không với thuốc lá. Nếu bạn không phải là người hút thuốc, hãy tránh hít khói thuốc thụ động.
6. Lấy ráy tai đúng cách và thường xuyên
Sự tích tụ ráy tai trong tai của bạn có thể làm giảm khả năng nghe của bạn. Nhưng đừng dùng tăm bông để làm sạch chúng - chúng có thể đẩy những chất bẩn trong tai vào sâu hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng bộ dụng cụ chuyên biệt, giúp làm mềm ráy tai và nhẹ nhàng lấy sạch chúng ra khỏi tai bạn. Trường hợp khó hơn, hãy đến phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để nhờ đến sự trợ giúp của bác sỹ.
7. Kiểm tra các loại thuốc đang dùng
Khoảng 200 loại thuốc có thể gây hại cho thính giác, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống ung thư. Thuốc aspirin liều cao cũng có thể gây hại cho tai của bạn. Nếu bạn dùng thuốc theo toa, hãy kiểm tra với bác sỹ để đảm bảo rằng chúng sẽ không ảnh hưởng đến thính lực của bạn. Nếu bạn phải dùng một loại thuốc có thể gây hại cho tai, hãy kiểm tra thính lực trước và sau khi kết thúc điều trị thuốc.
8. Kiểm tra tai mũi họng định kỳ
Lưu ý định kỳ thăm khám sức khỏe thính lực của bạn nếu bạn ở trong các trường hợp sau:
- Có người thân bị khiếm thính
- Gặp khó khăn khi nghe các cuộc hội thoại
- Thường xuyên ở nơi có nhiều tiếng ồn lớn (do đặc thù công việc, nơi ở bị ô nhiễm tiếng ồn,...)
- Thường nghe thấy ù tai
- Chưa từng khám thính giác
Hãy nhanh chóng đi khám bác sỹ nếu bạn có sự thay đổi đột ngột về khả năng nghe mà bạn không thể giải thích được. Bởi đây có thể là một triệu chứng của các vấn đề y tế nghiêm trọng khác. Đồng thời, tình trạng mất thính lực được phát hiện càng sớm thì càng có thể làm được điều gì đó sớm hơn.
Bình luận của bạn