Ca sỹ Noo Phước Thịnh cũng lựa chọn truyền nước tại nhà (Ảnh FB)
Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong sau khi truyền nước và tiêm
Bệnh nhân tử vong sau khi truyền nước tại bệnh viện
Bệnh viện Quân y 103: Ghép đa tạng từ người chết não thành công tại Việt Nam
Truyện Kiều xác lập kỷ lục thế giới
Truyền nước ở Việt Nam thật dễ thực hiện. Người ít tiền chỉ cần ra hiệu thuốc hoặc trạm y tế, nói với y tá là có ngay một bình nước biển với cái kim găm vào tay. Người có điều kiện hơn thì chỉ một cú alo, sau 5 - 10 phút là có ngay bác sỹ hoặc điều dưỡng đến nhà lấy ven, chọc kim, mở khóa...
Mệt mỏi: Truyền nước. Ốm sốt: Truyền nước. Tai nạn giao thông: Truyền nước và rất nhiều trường hợp khác cũng... truyền nước. Trong nhiều trường hợp, truyền nước được chỉ định bởi bác sỹ là cần thiết cho bệnh nhân nhưng không phải ai cũng nên được truyền nước.
Ca sỹ Noo Phước Thịnh truyền nước tại nhà riêng (Ảnh FB)
Mới đây, Kent Chang – trợ lý của Noo Phước Thịnh đã chia sẻ lên trang cá nhân những hình ảnh nam ca sỹ nằm mệt mỏi tự truyền nước tại nhà riêng. Kent cho biết, vì phải chạy show và làm việc liên tục với cường độ cao trước thềm fan-meeting nên Noo gần như kiệt sức. Vì không muốn gây sự ồn ào nên Noo không đến bệnh viện kiểm tra mà chỉ nằm tại nhà.
Tuy nhiên, truyền nước tại nhà riêng lại đặc biệt nguy hiểm bởi vì những triệu chứng mệt mỏi kia có thể không phải là do áp lực công việc đơn thuần mà là dấu hiệu của bệnh tật, nhà riêng không đủ phương tiện cấp cứu khi người được truyền nước sốc phản vệ, rối loạn chuyển hóa...
Khi những hình ảnh được chia sẻ, khá nhiều fan của ca sỹ Noo Phước Thịnh đã tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của thần tượng, đồng thời, nhiều fan cũng mong muốn thần tượng cẩn trọng hơn, cần đến bệnh viện thăm khám và được chăm sóc khi ốm mệt chứ không nên tự ý truyền nước tại nhà trong bất kỳ trường hợp nào.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Đại học Y dược TP.HCM, khi truyền dịch với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến rất trầm trọng xảy ra như nguy cơ nhiễm trùng, các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C nếu quy trình truyền không được vô trùng.
Ngoài ra, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh.
Bình luận của bạn