Nốt xuất huyết dưới da có nguy hiểm không?

Nốt xuất huyết dưới da hay nốt bầm tím là chấn thương da phổ biến

Tìm hiểu về bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở trẻ em

Quảng Ninh: Cứu sống 2 mẹ con sản phụ bị xuất huyết giảm tiểu cầu hiếm gặp

Vì sao sốt xuất huyết có thể gây chết người?

Vì sao sốt xuất huyết, Zika lại bùng phát ở phía Nam?

Nốt bầm tím hay nốt xuất huyết dưới da là một chấn thương da phổ biến hoặc xảy ra do các mạch máu (vận chuyển máu qua lại giữa tim, mô và các cơ quan trong cơ thể) bị vỡ do tổn thương hoặc suy yếu, hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch, dẫn đến hình thành các mảng bầm mày đen, vàng, xanh dương.

Tình trạng này thường sẽ biến mất sau một vài tuần, song không nên chủ quan vì dấu hiệu này rất dễ nhầm với những triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Ở cơ thể của người bình thường, máu tuần hoàn trong lòng các mạch máu. Một khi máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi lòng thành mạch sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da và biểu hiện thành những nốt bầm tím, không đau, không ngứa, không gồ ghề.

Theo bác sỹ Nguyễn Thị Vân, Chuyên khoa Nội, Bộ Y tế, nốt xuất huyết dưới da (hay còn gọi là nốt thâm tím trên da) là do máu thoát ra khỏi lòng mạch máu, làm xảy ra hàng loạt các phản ứng nối tiếp nhau một cách nhanh chóng, nhằm tạo ra nút cầm máu tại chỗ tổn thương, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu tiếp, hàn gắn tổn thương, cuối cùng thiết lập lại sự lưu thông bình thường. Đây là quá trình tương tác phức tạp của nhiều yếu tố như thành mạch, tiểu cầu, các yếu tố đông máu.

Những nốt thâm tím trên da chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau va chạm nhẹ mà người bệnh không để ý đến, đôi khi có thể kèm theo đau. Một số nguyên nhân như bệnh Scorbut (bệnh do thiếu vitamin C), khiến thành mạch yếu đi, dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da.

Nếu nốt bầm tím không gây đau và ngứa cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về máu như giảm số lượng/chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu, bệnh đa hồng cầu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.

Với những bệnh nhân bị xuất huyết dưới da nhiều và thường xuyên, đồng thời không rõ nguyên nhân, tuyệt đối không nên tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua. Người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa huyết học để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học