Phân biệt: Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh hay nhiễm khuẩn

Trẻ bị cảm lạnh có thể ho, sổ mũi, sốt cao

Phân biệt đau họng cảm lạnh, viêm họng và đau họng viêm amidan

9 cách đơn giản giúp phòng ngừa cảm lạnh

4 cách ngăn ngừa chảy nước mũi khi bị cảm lạnh

Trẻ bị ho và cảm lạnh: Có nên uống thuốc ngay?

Cảm lạnh do virus gây ra, thường được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên, vì chúng lây nhiễm vào mũi, tai, cổ họng nhưng không phải là phổi (đường hô hấp dưới). Nếu trẻ từ 1 - 3 tuổi bị cảm lạnh, bé có thể bị chảy nước mũi. Nước mũi ban đầu trong, nhưng sẽ dần chuyển thành màu đục, xám, vàng hoặc xanh lá cây trong vòng 7 - 10 ngày. Bé cũng có thể bị nhức đầu, đau họng hoặc ho. 

Trẻ bị cảm lạnh cũng có thể bị sốt cao đến 39,5 độ C. Nếu trẻ bị sốt do cảm lạnh, bạn sẽ nhận thấy khi cơn sốt hạ, bé sẽ tỏ ra đỡ ốm hơn so với khi mắc những bệnh nghiêm trọng hơn. Cảm lạnh có thể khiến trẻ dễ cáu kính nếu bị ngạt mũi hoặc đau họng, nhưng bé vẫn vui chơi và ăn uống bình thường (mặc dù có thể ăn ít hơn bình thường).

Ngược lại, nếu trẻ mắc bệnh gì đó nghiêm trọng hơn, như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tai, cúm hoặc viêm màng não, trẻ sẽ không cảm thấy đỡ ốm hơn khi cơn sốt đã hạ. 

Trẻ bị cảm lạnh có thể sốt cao 39,5 độ C

Quy tắc mà bạn cần nhớ: Nếu do cảm lạnh, bé sẽ dễ cáu kỉnh, buồn ngủ khi sốt cao 39,5 độ C, nhưng nếu bé vẫn cáu kỉnh, buồn ngủ dù nhiệt độ đã hạ xuống mức bình thường, chứng tỏ bé đang mắc bệnh gì đó nghiêm trọng hơn. 

Nhiễm trùng nghiêm trọng thường có các triệu chứng cụ thể. Bé có thể cảm thấy thoải mái hơn khi nhiệt độ hạ xuống, nhưng hiện tượng nhiễm trùng vẫn còn, vì vậy bé vẫn sẽ đau nhức hoặc khó thở... tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng.

Các bệnh nghiêm trọng hơn thường do vi khuẩn (và một số loại virus) gây ra và ít có khả năng tiến triển tốt hơn mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy, nhiều trường hợp viêm tai có thể khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh, và các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn đôi khi cũng biến mất mà không cần điều trị. 

Nếu bạn cho rằng trẻ bị cảm lạnh, nhưng bị nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng mới - đặc biệt là sốt hoặc khó chịu - điều đó có nghĩa là trẻ bị bệnh do virus hoặc nhiễm khuẩn, như viêm xoang hoặc viêm phổi. Trong trường hợp này, bạn cần đưa trẻ đi gặp bác sỹ để được kiểm tra. 

Dị ứng cũng có thể gây chảy nước mũi màu trong, mắt đỏ ngứa, họng đau, ho, nhưng dị ứng không gây sốt. Tuy nhiên, những trẻ bị dị ứng thường bị cảm lạnh và dường như cảm lạnh nặng hơn và kéo dài lâu hơn. Nếu trẻ bị cảm lạnh thường xuyên hoặc tiếp tục ho trong vòng 1 tháng sau khi bị cảm lạnh, bác sỹ sẽ xem xét khả năng trẻ bị dị ứng. 

Vân Anh H+ (Theo babycenter)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ